Hiện nay trên các tỉnh thành cả nước đang xuất hiện nhiều vụ hỏa hoạn, trong đó có rất nhiều trường hợp hoả hoạn tại hộ gia đình gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy việc trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm khi có hỏa hoạn là điều rất quan trọng đối với mỗi người dân. Đây cũng là kỹ năng sống ở trẻ em thiết yếu, bố mẹ cần dạy kỹ năng này cho con ngay từ nhỏ. Vậy trẻ nhỏ cần được dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy và trang bị những kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy nào?
Những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến hoả hoạn xung quanh trẻ
Mùa hè là thời điểm mà các vụ hỏa hoạn thường xuyên xảy ra nhất. Những nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến hỏa hoạn xung quanh trẻ đó chính là: các thiết bị sạc dễ bị cháy nổ, trẻ em nghịch mở van bình gas, chập điện,… cùng rất nhiều nguyên do tiềm ẩn khác.
Trang bị kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy cho trẻ từ việc ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ:
Khi phát hiện thấy khói, mùi khét, tia lửa…
Bố mẹ cần dạy trẻ nhỏ kỹ năng ngay khi phát hiện thấy khói, mùi khét, tia lửa,..kiểm tra ngay cầu dao trong nhà đã được tắt chưa. Nếu chưa tắt thì các con chủ động dập cầu dao xuống để tránh trường hợp bị chập hỏng tất cả mạch điện trong nhà, và lây lan sang các vật dụng khác đang cắm điện cũng bị nổ.
Trường hợp trẻ còn quá nhỏ, phụ huynh dạy con báo cho người lớn biết khi phát hiện thấy khói. Với cả trẻ còn quá nhỏ để có thể tìm được nguyên nhân có khói, mùi khét, tia lửa là gì?
Dạy trẻ dập cầu dao và báo ngay cho bố mẹ khi phát hiện thấy khói, mùi khét, tia lửa,…
Ghi nhớ và hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm khi có cháy
Ngay cả người lớn khi cháy nổ cũng khó mà giữ bình tĩnh, vì vậy gia đình nên dạy con từ nhỏ ghi nhớ và hiểu các chỉ dẫn thoát hiểm khi có cháy. Nếu gia đình ở chung cư, bố mẹ dạy trẻ hãy di chuyển từ cửa căn hộ, theo hành lang, đến cầu thang bộ hay cửa vào buồng thang bộ gần nhất (có chữ EXIT-lối thoát màu xanh). Quan sát không có khói, hãy chạy xuống dưới mặt đất.Ngoài ra bố mẹ cũng cần dạy thêm trẻ cách sử dụng chuông báo cháy khi phát hiện có khói, lửa, mùi khét.
Dạy trẻ ghi nhớ và hiểu ý nghĩa của chỉ dẫn Lối thoát – EXIT màu xanh
Kỹ năng nhận biết, sử dụng an toàn điện và các vật liệu dễ có nguy cơ cháy nổ
Đầu tiên, bố mẹ cần dạy trẻ từ khi còn nhỏ nhận biết các vật liệu, đồ dùng dễ có nguy cơ cháy nổ như: bật lửa, bếp gas, ổ điện, công tắc, dây điện, nến, diêm,… và trên hết là các kỹ năng sống không chơi ở nơi nguy hiểm. Sau đó hãy giải thích cho trẻ về nguy hiểm của chúng. Và cuối cùng dạy trẻ kỹ năng sử dụng an toàn, bật công tắc điện đúng cách, cắm hoàn chỉnh ổ cắm, không sử dụng tay ướt chạm vào thiết bị điện, tránh xa các thiết bị điện khi đang tắm, rửa tay,… Bố mẹ cần chú trọng vào giáo dục và hướng dẫn trẻ nhận biết, hiểu và thực hành các quy tắc an toàn cơ bản để đảm bảo an toàn cho chính mình.
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết, sử dụng an toàn điện và các vật liệu dễ có nguy cơ cháy nổ
Giữ bình tĩnh khi hoả hoạn xảy ra
Kỹ năng đầu tiên và quan trọng số 1: dạy trẻ quản lý cảm xúc, cụ thể hơn là “giữ bình tĩnh”. Khi có hỏa hoạn xảy ra, nhiều trẻ có thể hoảng sợ và không biết làm gì; đây là lúc kỹ năng giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ đưa ra quyết định chính xác và đúng lúc để bảo vệ mình và người bên cạnh. Kỹ năng giữ bình tĩnh giúp trẻ tự tin hơn, nâng cao khả năng xử lý tình huống nhanh chóng và đúng cách. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và nguy cơ cháy lan trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Trang bị cho trẻ kỹ năng “giữ bình tĩnh” khi xảy ra hỏa hoạn
Hô hào, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn
Bố mẹ dạy trẻ rằng bất cứ khi nào trẻ phát hiện ra đám cháy, điều đầu tiên cần làm là kêu lớn, gọi to cho bố mẹ. Trong trường hợp bố mẹ không có nhà thì các con phải dùng đồ vật gây tiếp động lớn để thu hút sự chú ý người lớn gần nhà. Vì trẻ nhỏ không có đủ kinh nghiệm và kiến thức để tự bảo vệ mình trong trường hợp này.
Dạy trẻ hô hào, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn khi phát hiện hoả hoạn
Gọi 114 khi hoả hoạn xảy ra
Gọi 114 khi có cháy là điều đầu tiên phải hướng dẫn khi dạy trẻ phòng cháy chữa cháy vì đây là số điện thoại của Đội Cứu Hỏa – một đơn vị có trách nhiệm chuyên biệt trong việc xử lý các tình huống cháy nổ. Khi trẻ biết cách gọi 114, nếu có sự cố cháy xảy ra trẻ có thể thông báo cho đội cứu hỏa để được hỗ trợ giải quyết tình huống một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp.
Dạy trẻ gọi 114 khi phát hiện hỏa hoạn nếu cha mẹ hoặc người lớn trong gia đình không có ở nhà
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy như thế nào?
Đối với gia đình đang ở trong chung cư, căn hộ cao tầng, bố mẹ cần dạy con kỹ năng thoát hiểm an toàn là điều rất quan trọng. Bố mẹ dạy con kỹ năng thoát hiểm theo các bước đúng chuẩn sau:
-
Dạy trẻ tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn có chữ EXIT màu xanh lá
-
Nếu con phải băng qua lửa hoặc khói, phải dùng mặt nạ phòng độc hoặc chăn, quần áo, khăn ướt trùm lên đầu và mặt
-
Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường
-
Khi mở cửa thang bộ cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa tránh để lửa tạt vào người
-
Nếu nhiệt độ cánh cửa quá cao phải tìm lối thoát hiểm khác
-
Nếu không có lối thoát phải chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu và gọi điện cho Cảnh sát phòng cháy chữa cháy số 114
-
Nếu gia đình ở số tầng 5 trở xuống có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây để leo xuống đất
-
Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ
- Không sử dụng thang máy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Để thoát hiểm an toàn phải thoát hiểm bằng thang bộ
Đối với trong trường hợp chỉ có mình trẻ ở nhà, trường hợp này rất đặc biệt cho nên bố mẹ cần dạy cháu rất kỹ và có thể xây tình huống giả để cháu luyện tập nhiều lần cho quen. Bố mẹ dạy con kỹ năng thoát hiểm khi ở nhà theo các bước đúng chuẩn sau:
- Vững tâm lý bình tĩnh, không căng thẳng, la hét, chạy loạn
- Di chuyển cúi khom người, thậm chí nằm bò xuống sàn để tránh bị ngạt khói
- Để chống nhiễm khói, các con nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục.
- Khi con đã thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét. Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngừng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt. Lưu ý bố mẹ nhắn con không được chạy vì gió có thể làm lửa cháy bùng thêm. Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy sẽ giúp trẻ không bị bị động, rơi vào sợ hãi
Kỹ năng thở chống ngạt khói
Ngạt khói là nguyên nhân gây tử vong ở hầu hết trong các vụ hỏa hoạn. Vì vậy bố mẹ dạy con kỹ năng thở chống ngạt khói là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ tính mạng cho trẻ nếu có hỏa hoạn. Bố mẹ dạy con kỹ năng thở chống ngạt khói theo các bước đúng chuẩn sau:
- Xác định nguồn khói: Nếu khói ở tầng trên hoặc cùng tầng với mình, các con cần nhanh chóng di chuyển xuống dưới. Nếu khói ở tầng dưới (nhà mình ở tầng thấp) thì nhanh chóng thoát xuống dưới. Trong trường hợp nếu khói ở tầng dưới (nhà mình ở tầng cao) thì phải chạy lên tầng thượng. Vì di chuyển trong môi trường đặc khói quá lâu sẽ khiến con gục ngã trước khi thoát
- Con cần xác định hướng gió thổi để chọn góc lánh nạn hợp lý, làm giảm sự ảnh hưởng từ ngọn lửa như sức nóng, khói thổi….
- Trước khi thoát ra ngoài phải làm ướt mình, lấy khăn ướt che kín miệng, mũi. bởi lúc này, tấm vải sẽ trở thành mặt nạ phòng độc, giúp các con lọc khí và thở dễ dàng hơn
Dạy trẻ kỹ năng thở chống ngạt khói
Dập lửa ở những nơi có khả năng hoặc cần gấp
Bố mẹ dạy trẻ chỉ được tự dập lửa khi cảm thấy ngọn lửa nhỏ có khả năng mình dập được, hoặc khi cần gấp bị lửa bén vào người. Đối với ngọn lửa nhỏ, bố mẹ dạy con về cách sử dụng các dụng cụ dập lửa cơ bản như bình chữa cháy, bình phun nước hoặc khăn bông. Phụ huynh cho con thực hành luôn hoặc cho con tham gia vào các khóa trại hè để đội ngũ chuẩn lính cứu hỏa hướng dẫn con một cách an toàn.
Còn đối với trường hợp cần gấp bị lửa bén vào người, lúc này con cần ngừng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt.
Dạy trẻ dập lửa ở những nơi có khả năng hoặc cần gấp
Với chia sẻ từ bài viết trêm, Toplist.net.vn mong có thể giúp cho bố mẹ hiểu được rõ tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cũng như các kỹ năng sống phòng cháy chữa cháy cho trẻ. Ngoài ra bố mẹ cũng cần chú trọng về tư duy, ý thức của con ngay từ khi còn nhỏ để trẻ luôn sẵn sàng tinh thần học hỏi, hiểu được tầm quan trọng trong việc PCCC.
Nếu bố mẹ đang tìm kiếm một trương chình dạy trẻ kỹ năng sống chuyên nghiệp, không chỉ dạy trẻ phòng cháy chữa cháy mà còn các kỹ năng rèn luyện tư duy, thái độ sống tích cực? donglucsong.edu.vn sẽ là lựa chọn cực kỳ hấp dẫn!