Top 3 Lợi ích sức khỏe từ Cỏ tranh (Bạch mao căn)

Cỏ tranh (hay bạch mao (tên gốc tiếng Trung), danh pháp hai phần: Imperata cylindrica (L.) Beauv.) là một loài thực vật thuộc họ Lúa (Poaceae).

Đặc điểm

Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.

Cỏ tranh là cây thân thảo, sống dai, chiều dài thân khoảng 30 – 90cm chia thành 1 – 4 đốt. Thân rễ cứng, có vảy.

Lá hẹp, dài khoảng 15 – 30cm, rộng khoảng 3 – 6mm, mặt trên thô ráp, mặt dưới nhẵn, gân giữa phát triển, mép lá sắc có thể làm đứt tay.

Cụm hoa là hình chùy, dài khoảng 5 – 20cm, bông màu trắng bạc có lông nhỏ dài phủ đầy.

Phân bố

Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam.

Bộ phận dùng của cây cỏ tranh

  • Thân rễ, khô gọi là bạch mao căn, tươi gọi là sinh mao căn. Rễ dài ngắn khác nhau, hình trụ, đường kính khoảng 0,2 – 0,4cm; rễ chia nhiều đốt; bề mặt màu trắng ngà tới vàng nhạt, bóng nhẹ, có nhiều nếp nhăn chạy dọc. Rễ nhẹ, có độ dai nhưng ở mấu giữa các đốt thì giòn dễ gãy. Vị hơi ngọt.
  • Thường thu hoạch vào mùa thu (khoảng tháng 10 – 11) và mùa xuân (Tháng 3- 4), lúc trời khô ráo, sẽ cắt bỏ phần thân trên cổ rễ, rửa sạch đất cát, tuốt bỏ sạch bẹ, lá và rễ con, đem phơi khô. Rễ khi phơi khô có màu trắng ngà hay vàng nhạt, có nhiều đốt, không mùi, không vị, sau hơi ngọt.
  • Theo y học cổ truyền Trung Hoa thì không sử dụng phần thân rễ trên mặt đất mà chỉ lấy phần rễ được đào sâu phía dưới, rửa sạch đất cát, bỏ hết lông con bên ngoài, phơi khô dùng dần.

Thành phần hóa học trong rễ cỏ tranh

Thân rễ cây cỏ tranh có chứa các chất sau đây:

  • Biphenyl ether cylindol
  • Cylindren
  • Các phenol imperanen
  • Sesquiterpene
  • Lignan
  • Các axit hữu cơ (acid oxalic, acid malic)
  • Các loại đường (saccharose, glucose, fructose, xylose)
  • Các khoáng chất canxi, natri, magie, sắt, kali,…
  • Ít calo.
Các hoạt chất này có tác dụng lợi tiểu, kháng khuẩn.

Rễ cỏ tranh có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền

Uống nước rễ tranh có tác dụng gì thì theo y văn cổ, cỏ tranh là loại dược liệu có các đặc điểm sau:

  • Rễ vị ngọt, tính hàn; hoa vị ngọt, tính ôn
  • Quy kinh tâm, tỳ, vị
  • Tác dụng:
  • Trừ bỏ nhiệt ẩn ở bên trong
  • Tiêu huyết ứ
  • Lợi tiểu
  • Giải độc
  • Chủ trị:
    • Sốt nóng
    • Khó tiểu
    • Đái ra máu
    • Phù viêm thận cấp
    • Sỏi thận
    • Hen suyễn
    • Ho ra máu
    • Chảy máu cam
    • Cầm máu.

Bạch mao căn còn được dùng chung với râu ngô, mía lau, mã đề,… nấu nước uống giải nhiệt, lợi tiểu.

Hoa cỏ tranh được dùng để chữa chảy máu cam, nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu vết thương.

Theo y học hiện đại

Một số tác dụng của rễ cỏ tranh đã được thử nghiệm trên động vật là:

1

Làm nhanh đông máu:

Trong điều trị hạ canxi máu của thỏ, rễ cỏ tranh được sử dụng cho thấy giúp thỏ mau hồi phục hơn.

2

Lợi tiểu:

Dược liệu đem sắc thành thuốc đen hoặc ngâm trong nước kiệt để thụt dạ dày cho thỏ có hiệu quả lợi tiểu.

3

Ức chế vi khuẩn:

Trên trực khuẩn lỵ Flexner và Sonnei.

Lưu ý:

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, tiểu nhiều mà miệng không khát kiêng dùng.

Bài viết liên quan