Như chúng ta đã biết, Google có thể phát hiện ra nội dung được tạo tự động bởi AI nhờ vào các bản nâng cấp thuật toán và watermark ẩn, tuy nhiên, vẫn có cách để bạn lách qua khe cửa hẹp này và phát huy lợi thế mà ChatGPT mang lại cho công việc SEO.
Google Cho Phép Meta Description Được Tạo Tự Động Bằng ChatGPT
Trong hướng dẫn cách viết meta description, Google đã nói rằng “việc dùng chương trình để tạo đoạn mô tả là một cách làm phù hợp và nên áp dụng” nếu các website tổng hợp nội dung từ cơ sở dữ liệu (VD: các trang so sánh thông số kỹ thuật của sản phẩm).
Nói cách khác, sử dụng ChatGPT để tạo meta description tối ưu không vi phạm chính sách của Google.
Sử Dụng ChatGPT Để Lấy Ý Tưởng Về Nội Dung Mới
Đối với những người làm SEO, ý tưởng về nội dung trên website thường được xây dựng nhờ vào các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, Ubersuggest, SEMRush hay MOZ.
Tuy nhiên, ChatGPT sẽ là một công cụ hỗ trợ tìm kiếm content idea rất tuyệt vời, bởi nó giống như một phiên bản khác của Wikipedia hay Google, nơi mà bạn có thể tìm thấy những thông tin có liên quan nhất về mọi chủ đề.
Ví dụ, khi bạn muốn tìm ý tưởng nội dung cho trang web về kem dưỡng ẩm, bạn có thể yêu cầu ChatGPT liệt kê các chủ đề phổ biến nhất có liên quan đến kem dưỡng ẩm, và công cụ này sẽ cho ra một bản danh sách không thể chê vào đâu được, tương tự như kết quả mà tôi đã nhận được trong hình dưới đây.
Sử dụng ChatGPT để tìm ý tưởng nội dung
Sử Dụng ChatGPT Để Lập Dàn Ý Cho Bài Viết
Cũng giống với cách tìm ý tưởng nội dung mới, bạn chỉ cần yêu cầu ChatGPT liệt kê những thông tin có liên quan nhất với một chủ đề, kết quả nhận được chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
Quay lại với ví dụ trên, giả sử tôi muốn lập dàn ý cho bài viết “How to choose the right moisturizer for your skin type”, tôi sẽ đặt yêu cầu cho ChatGPT đại loại như “List top 10 information that I should know to choose the right moisturizer for my skin type”, và ChatGPT đã đưa ra một dàn ý như hình dưới đây.
Sử dụng ChatGPT để lập dàn ý viết content cho chủ đề về kem dưỡng ẩm
Dịch Thuật Các Nội Dung Do ChatGPT Tạo Ra
Các nội dung do ChatGPT tạo ra chắc chắn đã được đánh dấu bằng watermark ẩn, nhưng chỉ cần dành thời gian để dịch thuật nội dung bằng các công cụ tự động như Google Translate, đồng thời bỏ một chút công sức để biên tập lại ngôn từ và nội dung, bạn sẽ có được những content cực kỳ chất lượng và nguyên bản mà không lo đến thuật toán của Google.
Chỉ Dùng ChatGPT Cho Những Chủ Đề Đã Được Đề Cập Trước Năm 2021
Bạn đã biết ChatGPT không nhận biết được những sự kiện sau năm 2021, vậy thì chỉ cần sử dụng nó để tạo nội dung và tìm ý tưởng cho các chủ đề hoặc sự kiện đã diễn ra trước năm 2021 là được.
Ví dụ, blog của tôi đang tập trung vào chủ đề Digital Marketing và SEO, do đó, với những nội dung liên quan đến vấn đề học thuật (chẳng hạn Digital Marketing là gì, phân tích SWOT là gì…), tôi sẽ sử dụng ChatGPT để tìm ý tưởng, lập dàn ý và tạo văn bản.
Trong khi đó, đối với những chủ đề đòi hỏi tính mới mẻ và thời sự cao hơn, chẳng hạn như các tính năng nổi bật của Mastodon, tôi sẽ giữ các phương thức sáng tạo nội dung kiểu truyền thống của mình.
TÓM LẠI VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CHATGPT CHO SEO VÀ CONTENT MARKETING
Nói chung, ChatGPT không chỉ hữu ích với dân lập trình, mà nó còn có tiềm năng rất lớn để ứng dụng vào các dự án SEO và Content Marketing.
Điều quan trọng ở đây là làm thế nào để bạn có thể sử dụng nó một cách an toàn và hợp lệ, bởi ChatGPT vẫn có rất nhiều hạn chế như tôi đã đề cập bên trên.
Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục được những hạn chế đó nếu áp dụng 5 cách mà tôi đã hướng dẫn trong bài viết này.
Bây giờ, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc ứng dụng ChatGPT vào SEO và Content Marketing, hãy để lại ý kiến của mình trong phần bình luận dưới đây nhé.
Bài viết này đã được trích dẫn nguồn bài viết kèm link http://ychoc.com/seo-marketing/cach-su-dung-chatgpt-de-viet-content-cho-seo/