Top 9 Việc không nên làm sau khi uống rượu bia để đảm bảo sức khỏe

Rượu bia gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe như làm tổn thương gan, đau dạ dày, tác động lớn đến não và tim, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, sau khi uống rượu tuyệt đối không làm những việc sau đây để tránh những tác động đột ngột có hại cho sức khỏe của bạn:

1

Không uống cà phê, trà, nước có ga

Sau khi uống rượu, bia xong cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước và có cảm giác rất khát nước, nhiều người tìm đến những loại đồ uống như cà phê, nước uống có ga… Tuy nhiên, lúc này nếu uống nhiều cà phê sẽ khiến cơ thể thiếu nước trầm trọng hơn; Uống trà đặc có thể làm tim quá hưng phấn, khiến tim đập nhanh hơn không có lợi cho thận, khi thận đang phải đào thải cồn từ bia, rượu; Uống rượu cùng nước ngọt sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng tiêu hóa, thậm chí có thể làm chảy máu dạ dày.

Và cũng không nên uống nước có ga vì làm tăng tốc độ hấp thụ rượu của cơ thể, ảnh hưởng tiêu cực đến gan và gây ra viêm dạ dày cấp tính.

Uống nước chè đặc và cà phê nhiều có hại gì không? | Báo Dân trí

2

Không nên uống thuốc giảm đau, hạ sốt

Cồn và thành phần trong thuốc thường xảy ra phản ứng hóa học và tạo ra các chất độc hại. Đặc biệt, không nên uống thuốc giảm đau, hạ sốt, nếu không P aracetamol (Acetaminophen) trong thuốc sẽ sinh ra chất độc gây ra viêm gan, thậm chí gây ra những tổn thương vĩnh viễn.

Nếu nhất định phải uống loại thuốc này thì chuyên gia khuyên rằng buổi sáng hôm sau nên uống ngay Ibuprofen. Ngoài ra, tốt nhất không nên uống kháng sinh Cephalosporin, thuốc hạ đường huyết, thuốc hạ huyết áp.

Paracetamol (acetaminophen 500mg): Thuốc giảm đau, hạ sốt

3

Không nên tắm

Không tắm bất kể nước nóng hay nước lạnh sau khi uống rượu, vì nếu tắm nước nóng lúc này sẽ khiến nhiệt trong cơ thể tích tụ, không được thoát ra, tăng thêm cảm giác say rượu, dẫn đến buồn nôn thậm chí chóng mặt, choáng váng hoặc ngất xỉu.

Tắm nước lạnh không những không làm tỉnh rượu, trái lại khiến gan không kịp bổ sung đường glucose tiêu hao trong máu, cộng với sự kích thích của nước lạnh khiến mạch máu co rút, dễ dẫn đến cảm lạnh, thậm chí vỡ mạch máu.

12 lỗi chăm sóc cơ thể khi tắm của cánh đàn ông | ELLE Man Việt Nam

4

Không đi ngủ ngay

Khi uống rượu xong bạn rất muốn đi ngủ. Nhưng nếu sau khi uống rượu mà đi ngủ ngay lập tức thì sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây nguy hại cho gan. Ngoài gây hại cho gan thì hệ hô hấp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Rất nhiều trường hợp bị trúng độc rượu quá nặng, sau đó đi ngủ luôn có thể dẫn tới tử vong mà không ai biết.

Vì vậy khi gia đình bạn có người uống rượu say cần phải có người ở bên cạnh để chăm sóc giúp họ giải rượu, cách 2 tiếng thì lại gọi họ dậy và cho uống ít nước lọc hoặc nước mật ong để giúp họ tỉnh táo hoàn toàn.

Mẹo giải rượu đơn giản khi tiệc tùng triền miên

5

Không nằm cùng chăn điện

Uống rượu quá mức gây rối loạn chức năng điều chỉnh thân nhiệt, lượng nhiệt lớn mất đi khiến cơ thể ớn lạnh. Lúc này nên giữ ấm những cũng không nên nằm cùng chăn hay đệm điện.

Đặc biệt, những người mắc bệnh tim mạch như tăng huyếp áp hay tim mạch vành thì lại càng cần chú ý điều này. Rượu sẽ khiến mạch máu giãn nở, nhịp tim và tăng tốc độ trao đổi chất, huyết áp tăng cao có thể gây ra bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.

Nếu bạn cảm thấy lạnh, bạn có thể làm ấm cơ thể bằng một túi chườm hoặc uống một chút nước ấm.

Cách sửa chăn điện không ấm, không hoạt động - META.vn

6

Tuyệt đối không vận động mạnh

Sau khi uống rượu, các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên vận động thể chất quá nhanh và mạnh. Bởi khi ấy, cơ thể chúng ta rất dễ hạ đường huyết, tăng nguy cơ tiêu cơ vân cấp tính. Tiêu cơ vân cấp tính là một bệnh rất nghiêm trọng, đặc biệt phức tạp khi trở thành suy thận cấp. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây tử vong.

Thắc Mắc Người Bệnh Hen Suyễn Được Vận Động Mạnh Hay Không

 

7

Không đi ra lạnh

Do cồn kích thích cho mạch máu giãn nở, tuần hoàn máu tăng khiến da mẩn đỏ, thân nhiệt tăng vì vậy dễ mắc bệnh do gặp lạnh sau khi uống rượu, bia.

Khi trong cơ thể có cồn thì tốt nhất không nên đi ra ngoài lạnh hoặc ngồi dưới quạt mạnh sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ bị cảm lạnh, trúng gió

Không khí lạnh tràn về, người dân Thủ đô chật vật đi làm trong gió rét

8

Không để chế độ điều hòa quá lạnh khi ngủ

Điều này dễ khiến cơ thể nhiễm lạnh, dẫn đến nhiều tình trạng nặng hơn như trúng gió, méo miệng, liệt chân tay…

Khi say rượu, tùy cơ địa mỗi người, có người cảm thấy nóng hoặc cảm thấy lạnh run. Khi đó có thể uống nước ấm hoặc sử dụng nhiều lớp chăn để giữ ấm cho cơ thể. Ngoài ra cũng nên nằm nghỉ ở nơi kín gió.

Cách dùng điều hòa tiết kiệm điện hơn 40% mỗi tháng

9

Không cố tự nôn mửa

Cảm giác khó chịu trong bụng là chuyện dễ gặp sau khi uống nhiều bia rượu. Cũng vì thế mà nhiều người rất muốn nôn ra để dễ chịu hơn, tuy nhiên, việc cố tự nôn ra rất nguy hiểm. Nôn mửa bất chợt có thể dễ gây ngạt thở, đặc biệt là khi nhận thức của bạn không được tỉnh táo do quá say. Không chỉ thế, nôn nhiều có thể gây ra tình trạng trào ngược thức ăn, dễ gây viêm tụy cấp, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Mách bạn 7 mẹo chữa buồn nôn say rượu

Uống rượu thế nào để được an toàn

Theo các chuyên gia y tế, nếu bắt buộc phải uống rượu bạn nên uống dưới hai đơn vị cồn/ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá năm ngày trong một tuần.

Trong đó, một đơn vị cồn tương đương 10gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Trước khi uống, bạn nên ăn uống đầy đủ, có thể ăn thêm tinh bột, các thức ăn giàu lipid… Điều này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu rượu vào cơ thể. Sau khi tỉnh rượu, bạn nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, thực phẩm có đường, đầy đủ dinh dưỡng đề hồi phục sức khỏe.

Bài viết liên quan