Top 3 Nguyên nhân phá hủy hệ miễn dịch trong âm thầm

Chăm sóc bản thân là đáp ứng những gì cơ thể cần, chứ không phải răm rắp làm theo những gì chúng ta muốn. Thật tiếc vì rất ít người có thể hiểu rõ chúng ta cần làm gì để “chăm sóc bản thân”, và bằng những thói quen bị lầm tưởng là đang “yêu thương” sức khỏe của mình như Top những việc dưới đây, chúng ta lại vô tình phá huỷ hệ thống miễn dịch theo thời gian.

1

Dành quá nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi

Nhiều người biện minh cho việc lười vận động của bản thân bằng cách đề cao tầm quan trọng một cách quá mức của việc nghỉ ngơi và thư giãn. Đương nhiên, khái niệm “nghỉ ngơi” và “thư giãn” là hoàn toàn khác với việc lười biếng, chúng ta có thể nghỉ ngơi – thư giãn sau một ngày lao động mệt nhọc, hoặc đã trải qua quá trình vận động nặng.

Nhưng cả một ngày không làm gì mà chỉ nghỉ ngơi – thư giãn, lâu dần sẽ khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu do không có sự tác động từ bên ngoài như tập thể dục – giúp thúc

đẩy quá trình trao đổi chất, tăng cường sản xuất kháng thể và tế bào bạch cầu giúp chống lại bệnh tật.

Phát hiện mới: Ngủ nhiều cũng làm tăng nguy cơ béo phì!

Việc lười vận động còn thúc đẩy những nguy cơ tiềm ẩn của các chứng bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư,…

2

Thức khuya liên tục

“Chỉ cần nốt công việc này thôi/ nốt một tập phim này thôi/ nốt ván game này thôi” là những lý do mà chúng ta thường đặt ra để trì hoãn cho việc đi ngủ. Điều này đủ cho thấy, mọi người đang xem nhẹ tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của giấc ngủ đối với đời sống tinh thần – sức khỏe như thế nào. Việc thức khuya liên tục có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone gây stress cortisol và làm sản sinh ra chất độc hại trong não, gây tê liệt các tế bào thần kinh. Trong khi đó, não bộ là cơ quan trung ương, chịu trách nhiệm vận hành đa số cơ quan trong cơ thể – nếu não bộ suy yếu, đương nhiên cũng khiến các cơ quan ấy bị kiệt quệ theo.

Theo thời gian, mọi người sẽ tự nhận thấy cơ thể dần yếu đi, sức khỏe bắt đầu gặp vấn đề do hệ miễn dịch bị suy giảm và bệnh tật mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, huyết áp,… dần kéo đến.

Những tác hại của việc thức khuya thường xuyên | Sở Y tế Nam Định

Ngủ muộn, thức khuya có khả năng gây ra nhiều thương tổn não bộ, suy giảm trí nhớ và kém thông minh, đồng thời có thể dẫn đến cơn đột quỵ bất ngờ

3

Không kìm chế được cảm xúc

Chúng ta thường hay mệt mỏi, buồn bã, tức giận và muốn giải tỏa những áp lực này bằng cách bung xoã mọi cảm xúc như khóc, la hét,… Điều này không có gì sai, bộc lộ hết cảm xúc chính là cách tốt nhất để thoát khỏi những “mối tơ vò” mà ta đang mắc phải. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho biết, nếu việc này không được kiểm soát đúng cách, thói quen này có thể khiến ta rơi vào tình trạng “không kìm chế được cảm xúc”. Tình trạng này kéo dài lâu dần có thể gây ra chứng bệnh căng thẳng mãn tính – là tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng miễn dịch.

Tức giận sẽ gây tổn hại đến cơ thể ra sao? - Báo Cần Thơ Online

Nhà nghiên cứu miễn dịch học Kathleen Dass cho hay: “khi bạn bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho (bạch cầu – hay còn gọi là tế bào miễn dịch) và phagocytes”.

Stress căng thẳng thần kinh tan biến sau 3 bước

Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus. Hơn nữa, stress còn gây ra một loạt các hành động không lành mạnh như: uống rượu, hút thuốc, mất ngủ và chứng thèm ăn – tất cả những điều này đều khiến hệ thống miễn dịch suy yếu trầm trọng hơn.

Chúng ta có rất nhiều cách để chăm sóc bản thân tốt hơn, chỉ cần chúng ta chịu tìm hiểu và thực hành đúng theo những gì được hướng dẫn. Hãy thay đổi suy nghĩ của mình, cần tỉnh táo để nhận diện được đâu là nuông chiều và đâu là chăm sóc bản thân bạn nhé.

Bài viết liên quan