Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc huyện Đăk Tô và huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum, huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam. Ngoài Ngọc Linh, sâm còn phân bố tại núi Ngọc Lum Heo thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn và còn có thể có ở đỉnh Ngọc Am tỉnh Quảng Nam theo những kết quả điều tra mới nhất. Trên độ cao 1.200 đến 2.100m, sâm Ngọc Linh mọc dày thành đám dưới tán rừng dọc theo các suối ẩm trên đất nhiều mùn.
Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của Bộ Y tế Việt Nam, phần thân rễ của cây sâm Ngọc Linh Việt Nam chứa 26 hợp chất saponin có cấu trúc hóa học đã biết và 24 saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác, trong khi sâm Triều Tiên có khoảng 25 saponin. Những kết quả nghiên cứu, phân lập thành phần hóa học mới nhất được công bố còn kéo dài danh sách saponin của sâm Ngọc Linh hơn nữa, lên tổng cộng 52 loại. Như vậy, sâm Việt Nam là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, tương tự một số cây sâm quý đã từng được nghiên cứu sử dụng từ lâu trên thế giới. Hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người khiến sâm Ngọc Linh hiện nay được bán trên thị trường với giá càng ngày càng cao, thậm chí còn cao hơn sâm Triều Tiên nhiều lần.
Dược tính
Từ năm 1973 đến nay, đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về sâm Ngọc Linh, và gần 50 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, tiến sĩ từ các công trình nghiên cứu về loài cây quý hiếm này.
Trong hai năm 1974 và 1975, Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế nghiên cứu thấy thành phần saponin triterpen của tam thất, nhân sâm và sâm Ngọc Linh có 9 hoặc 11 chất có Rf ngang nhau, màu giống nhau ở hai hệ dung môi khác nhau. Theo đánh giá của Nguyễn Minh Đức, Võ Duy Huấn trong nǎm 1994 thì từ sâm Ngọc Linh đã chiết được 50 hợp chất, xác định cấu trúc hóa học cho thấy 26 hợp chất có cấu trúc đã biết (thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật) và 24 saponin pammaran có cấu trúc mới không bắt gặp tại các loại sâm khác trên thế giới. Sâm Ngọc Linh chứa chủ yếu các saponin triterpen, nhưng cũng là một trong những cây sâm có hàm lượng saponin khung pammaran cao nhất (khoảng 12-15%) và số lượng saponin nhiều nhất so với các loài khác của chi Panax. Ngoài ra trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng.
Những kết quả nghiên cứu mới nhất bổ sung thêm danh sách saponin và amino acid dài hơn nữa. Theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh hiện nay (2007) đã phân lập được 52 saponin trong đó 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin pammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Đã xác định được trong sâm Ngọc Linh 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy Sâm Ngọc Linh có rất nhiều tác dụng. Hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu về các tác dụng của Sâm Ngọc Linh nhé.
Giúp kích thích hoạt động của não bộ suy nhược tinh thần.
Những kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy trong Sâm Ngọc Linh còn có các amino acid dài hơn nữa.
Nhiều amino acid chuẩn và các amino acid không chuẩn cũng có vai trò quan trọng khác bên trong cơ thể ngoài việc cấu tạo nên protein. Ví dụ, trong não người, glutamat (acid glutamic chuẩn) và acid gamma-amino-butyric (“GABA”, acid gamma-amino không chuẩn) lần lượt là chất dẫn truyền thần kinh kích thích và ức chế (excitatory and inhibitory neurotransmitters); hydroxyproline (một thành phần chính trong collagen của mô liên kết) được tổng hợp từ proline; amino acid chuẩn glycine dùng để tổng hợp porphyrin ở hồng cầu; và amino acid không chuẩn carnitine tham gia vào quá trình vận chuyển lipid.
Tất cả các amino acid trong protein đều là thể L được tạo ra từ ribosome còn thể D thường được tìm thấy trong các protein được cấu thành bởi enzym hậu dịch mã và sau khi chúng được chuyển tới mạng lưới nội chất, ví dụ thể D được tìm thấy trong sinh vật lạ ốc nón sống ở biển. Thành tế bào của vi khuẩn cũng chứa nhiều thể D, và serine D có thể đóng vai trò là chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Chính vì vậy việc sử dụng thường xuyên Sâm Ngọc Linh sẽ giúp kích thích hoạt động của não bộ suy nhược tinh thần.
Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục, suy nhược sinh dục (Do có thành phần Ginsenoside)
Các thành phần có trong Sâm Ngọc Linh còn có tác dụng tăng cường việc sản xuất nội tiết tố sinh dục, từ đó giúp tăng cường sinh lý cho cả nam giới và nữ giới. Đối với ai không may bị suy giảm chức năng sinh lý, suy giảm ham muốn thì có thể cân nhắc đến việc sử dụng loại thảo dược này.
Loại thảo dược này hoạt động thông qua cơ chế kích thích khả năng hoạt động của não bộ lên khu vực tuyến yên, từ đó giúp tăng cường nội tiết tố sinh dục, giúp cải thiện khả năng cũng như chức năng sinh lý cho người sử dụng.
Đối với nam giới khi sử dụng Sâm Ngọc Linh, thành phần Ginsenoside còn giúp làm tăng lượng hormone testosterone trong cơ thể. Điều này giúp làm tăng số lượng tinh trùng, cải thiện tình trạng rối loạn cương dương và giúp tăng cảm giác hưng phấn cho nam giới khi “lâm trận”.
Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu chữa thiếu máu, suy tiểu cầu.
Những kết quả nghiên cứu mới nhất, theo tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cán bộ Viện Dược liệu thì về mặt hoá học đã xác định được trong Sâm Ngọc Linh ngoài 52 saponin còn có 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%. Khoáng chất quan trọng tổng hợp nên tế bào hồng cầu và tiểu cầu khỏe mạnh.
Giảm đau, kháng viêm. Đặc hiệu với vi khuẩn Streptococi chữa viêm họng hạt.
Từ lâu, Sâm Ngọc Linh đã được nhiều người, đặc biệt là dân tộc thiểu số sử dụng như một bài thuốc trị giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
Đặc biệt, một số thành phần hoá học có trong Sâm Ngọc Linh còn giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn Streptococci, loại khuẩn chuyên gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, ho khan, …từ đó giúp giảm đau, làm giảm biến chứng của bệnh và giúp ngăn ngừa bệnh hen suyễn.
Antistress giải lo âu và chống trầm cảm các bệnh lý gây ra bởi stress (do có hoạt chất Majonoside – R2 và hợp chất Saponin)
Trong nhiều nghiên cứu, các hoạt chất Majonoside – R2 có trong Sâm Ngọc Linh có tác dụng làm giảm tình trạng căng thẳng, stress, lo âu và giúp chống lại căn bệnh trầm cảm rất hiệu quả.
Đặc biệt, các hợp chất Saponin của Sâm Ngọc Linh cũng mang lại hiệu quả cao cho ngững người gặp phải các vấn đề về thần kinh, ví dụ như rối loạn tâm thần, suy nhược thần kinh. Từ đó giúp các hoạt động của não bộ, hệ thần kinh trở lên linh hoạt hơn.
Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan chống xơ gan và giải độc gan (do có hợp chất Saponin: acid ursolic và oleanolic)
Acid ursolic và oleanolic – 2 chất thuộc nhóm saponin có tác dụng bảo vệ gan chống lại các tác nhân gây tổn thương gan. Acid oleanolic đã bảo chế tại Trung Quốc làm thuốc chống các rối loạn ở gan dưới dạng viên uống.
Cơ chế bảo vệ gan của saponin có thể là do ức chế sự hoạt hóa chất gây độc cho gan và tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể.
Giảm mỡ máu, tăng lượng HDL xơ vữa động mạch (do có hợp chất Saponin)
Nhiều nhà khoa học kết luận rằng với nồng độ cao của saponin có tác dụng ức chế sự hấp thu cholesterol cho cơ thể.
Cơ chế của saponin trong việc giảm mỡ máu được giải thích là do các loại axit mật được hấp thụ bởi saponin. Nhờ đó, làm giảm bài tiết axit mật qua phân, sau đó được thay thế bằng sự tăng chuyển cholesterol thành axit mật của gan.
Bên cạnh đó, một số saponin còn tương tác trực tiếp với cholesterol để tạo thành phức hợp cholesterol – saponin, từ đó ức chế sự hấp thụ cholesterol từ ruột non.
Tuy nhiên, tác dụng của saponin đối với lipid huyết thanh còn phụ thuộc vào nguồn protein trong chế độ ăn uống của từng người.
Không những vậy, nhiều dẫn chất (tự nhiên hay bán tổng hợp) của các sapogenin steroid như tigogenin, diosgenin, hecogenin đã được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu và chống xơ vữa động mạch, có chất còn tốt hơn cả cholesteramin.
Giảm đường huyết hiệp lực với thuốc hạ đường huyết bệnh tiểu đường.
Dược chất quý có trong Sâm Ngọc Linh phối hợp hiệu quả với các loại thuốc chữa tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh, đồng thời kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Hơn thế, sâm Ngọc Linh còn có tác dụng kích thích cơ thể tiết ra insulin, cải thiện rõ rệt tình trạng thiếu hụt insulin – một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
Sâm Ngọc Linh có tác dụng làm giảm LDL-Cholesterol, Triglycerid trong máu. Từ đó, ngăn ngừa biến chứng trong rối loạn chuyển hóa Lipid cùng các biến chứng mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường như: Tim mạch, suy thận, tổn thương mạch máu, giảm thị lực, các vấn đề về thần kinh,…
Theo các bác sĩ chuyên môn, bệnh đái tháo đường có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch. Mà hàm lượng dược chất quý có trong sâm Ngọc Linh có tác dụng tăng cường miễn dịch. Từ đó, sâm Ngọc Linh có công dụng đặc biệt hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường.
Điều hòa hoạt động tim mạch loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
Acid béo thường có nguồn gốc từ triglyceride hoặc phospholipid. Khi chúng không gắn liền với các phân tử khác, chúng được gọi là acid béo “tự do”. Acid béo là nguồn quan trọng tạo ra nhiên liệu bởi vì, khi chuyển hóa, các acid béo có năng suất ATP lớn. Nhiều loại tế bào có thể sử dụng glucose hoặc acid béo cho mục đích này. Đặc biệt là tim và cơ xương thích acid béo hơn.
Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận lợi cho sự hấp thụ của nó. Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách ngăn chặn tái hấp thu của nó.
Chính vì Sâm Ngọc Linh cũng là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
Chống ôxy hóa (Antioxidant), chống lão hóa.
Phần không đường của Saponin có trong Sâm Ngọc Linh cũng hoạt động trực tiếp như một chất chống oxy hóa giúp đẩy lùi các tế bào có hại đối với cơ thể.
Hoạt chất Saponin cũng giúp ức chế việc hình thành MDA, từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa của tế bào một cách có hiệu quả.
Nhờ công dụng tuyệt vời này của Sâm Ngọc Linh mà người ta đã điều chế ra nhiều sản phẩm giúp chăm sóc da, làm đẹp cho chị em phụ nữ như sữa rửa mặt, tinh chất dưỡng da, kem dưỡng, Collagen...
Chính vì vậy, chị em nào muốn mình có một làn da tươi sáng, trắng mịn thì đừng bỏ qua loại thảo dược quý này nhé.
Phòng chống các loại ung thư, hỗ trợ thuốc chữa ung thư (do có hợp chất Saponin: acid betulinic, acid ursolic, acid oleanolic…)
Một số nghiên cứu tiến hành trên in vitro và in vivo về đặc tính hỗ trợ chống ung thư của saponin. Kết quả các nghiên cứu in vivo đã công bố rằng nhân sâm (có chứa 2 – 4% saponin) có khả năng ức chế sự phát triển của các loại khối u khác nhau.
Bên cạnh đó, 2 nhà khoa học Trung Quốc là Rao và Sung đã quan sát thấy rằng saponin chiết xuất từ đậu nành đã ức chế sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô đại tràng.
Nhận thấy lợi ích chống ung thư của saponin nên nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu cơ chế chống ung thư của saponin. Một số cơ chế được đề xuất về đặc tính chống ung thư của saponin như:
- Tác dụng gây độc trực tiếp tế bào ung thư.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh.
- Điều hòa sự tăng sinh của tế bào trong cơ thể.
Một số saponin có tác dụng cụ thể chống ung thư đó chính là: acid betulinic, acid ursolic, acid oleanolic…
Sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu suy giảm miễn dịch.
Trong sâm Ngọc Linh còn có 14 axít béo, 16 amino acid (trong đó có 8 amino acid không thay thế được) và 18 nguyên tố đa lượng, vi lượng…cần thiết cho cơ thể. Do vậy việc sử dụng loại sâm này đều đặn sẽ giúp nâng cao, tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là cực kỳ thích hợp cho những người có thể trạng yếu, sức khoẻ không đảm bảo.
Trên đây là các tác dụng của Sâm Ngọc Linh, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về bộ phận dùng và các cách sử dụng Sâm Ngọc Linh dưới đây:
Bộ phận dùng của Sâm Ngọc Linh:
Bộ phận dùng làm thuốc của Sâm Ngọc Linh chủ yếu là thân rễ, củ và ngoài ra cũng có thể dùng lá và rễ con.
Các cách sử dụng dược liệu Sâm Ngọc Linh phổ biến:
* Ngậm trực tiếp sâm Ngọc Linh:
– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 lát nhỏ vừa đủ, cho vào miệng, rồi ngậm từ từ cho đến khi tan hoàn toàn.
– Đối tượng nên dùng: Cách này dùng cho những người mắc bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, cũng như dùng cho người mắc chứng “phế hư” khiến chức năng hô hấp kém, phổi yếu, hụt hơi, hay thở gấp.
* Trà Sâm Ngọc Linh:
– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng, rồi để riêng. Khi dùng bạn lấy vài lát sâm (khoảng từ 1 đến 2g) cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào và pha như các loại trà bình thường. Uống hết, ta tiếp tục lặp lại thao tác cho tới khi thấy mất hoàn toàn vị sâm, thì lấy ra và nhai bã cho tới khi tan hoàn toàn.
Hoặc bạn cũng có thể mua các gói Trà sâm Ngọc Linh (dạng túi lọc) pha trong ấm trà và uống.
* Rượu Sâm Ngọc Linh:
Rượu sâm ngọc linh Atuagin (Chai bầu 750ml)
– Thông thường chúng ta hay ngâm rượu thuốc các loại dược liệu với mục đích bồi bổ sức khoẻ. Ở đây, với dược liệu Sâm Ngọc Linh cũng không phải là ngoại lệ.
– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó cho cả củ sâm vào lọ thuỷ tinh đã chứa đầy rượu (tầm 50 đến 70 độ). Đậy kín và để tầm từ 3 tháng trở lên rồi dùng mới cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ được khuyến nghị để ngâm là 100g Sâm Ngọc Linh ngâm với 2 đến 3 lít rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 1 đến 2 ly rượu Sâm Ngọc Linh (tức từ khoảng 50 đến 100ml).
* Nấu cháo Sâm Ngọc Linh:
– Cách tiến hành: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô. Lấy khoảng 3g sâm cắt thành từng lát mỏng. Sau đó ta đem sắc với nước, rồi cho thêm gạo và nước vào vừa đủ để nấu thành cháo.
– Đối tượng nên dùng: Người cao tuổi ốm yếu, răng rụng nhiều, khó ăn uống, đặc biệt là các đối tượng có tổn thương trên đường tiêu hoá gây khó ăn uống như người mắc các bệnh mãn tính trên đường tiêu hoá, hoặc người mới ốm dậy đang trong giai đoạn cần phục hồi sức khoẻ.
* Sâm Ngọc Linh Ngâm Mật Ong:
Có 2 cách sử dụng sâm Ngọc Linh với mật ong chính là: ăn trực tiếp hoặc pha loãng với nước rồi sử dụng.
Cách 1: Bạn lấy trực tiếp từng miếng sâm Ngọc Linh ngâm mật ong ra, để tan từ từ trong miệng rồi nuốt. Có thể uống thêm vài ngụm nước ấm để dễ nuốt hơn. Một ngày nên dùng từ 1 đến 2 lát là phù hợp.
Ăn trực tiếp sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Cách 2: Dùng thìa lấy 2 đến 3 lát sâm Ngọc Linh ngâm mật ong cho vào ấm, rồi chế thêm khoảng 200ml nước ấm vào. Khuấy đều cho mật ong tan ra hết là có thể sử dụng. Cuối cùng ta có thể nhai trực tiếp miếng sâm Ngọc Linh để lấy hết toàn bộ dược chất.
Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông ngâm mật ong rừng