Top 12 Lợi ích của việc uống nước khi bụng đói

Uống nước khi đói có thể giúp loại bỏ độc tố, giảm lượng calo, cải thiện năng lực tinh thần, tiêu hóa tốt, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa đau đầu, làm khỏe các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, uống nước khi bụng đói vào buổi sáng giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hoạt động của ruột, và hiệu chỉnh hoạt động của đường tiêu hóa. Cách này còn ngừa chứng táo bón và khó tiêu.
Tuy nhiên, bạn nên uống nước khi đói một cách vừa phải và không quá nhiều để tránh gây ra các vấn đề về sức khỏe.
1

Hỗ trợ giảm cân 

Uống nước khi bụng đói có liên quan đến việc giảm cân chủ yếu do tác dụng sinh nhiệt. Uống nước khi bụng đói làm cơ thể sinh nhiệt để làm ấm nước trong đường tiêu hóa. Uống nước khi bụng đói sẽ tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân.

Ngoài ra, việc này còn làm giảm lượng calo nạp vào cơ thể bằng cách tạo cảm giác no giả, ngăn ngừa ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo.

2

Thải độc tố ra ngoài 

Một lợi ích khác của việc uống nước khi bụng đói là thúc đẩy quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể. Thận cần nước để loại bỏ chất thải ra khỏi máu và thải các chất độc ra ngoài dưới dạng nước tiểu. Vì vậy, uống nước vào buổi sáng, khi bụng đói, rất có lợi cho việc thải độc.

3

Giảm lượng calo

Uống nước trước khi ăn sáng làm giảm lượng calo nhờ tăng cảm giác no vào bữa ăn tiếp theo. Nên uống nước ít nhất 30 phút, trước bữa điểm tâm.

4

Làm khỏe các cơ quan nội tạng

Uống nước khi bụng đói giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động đúng chức năng, làm khỏe hệ bạch huyết nhờ cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

5

Tiêu hóa tốt

Uống nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy tốt cho tiêu hóa. Nước ấm đóng một vai trò quan trọng trong việc phân hủy thực phẩm, nhờ đó giúp dễ tiêu hóa.

6

Làm sạch ruột 

Uống nước khi bụng đói giúp làm sạch ruột. Nước không chỉ duy trì hoạt động tiêu hóa ngay cả khi bụng chẳng có gì, mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, ngăn ngừa táo bón do thức ăn khô cứng.

7

Ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường ruột

Việc uống nước khi đói rất quan trọng đối với hệ đường ruột và thận, làm cho cơ thể pha loãng được lượng axit gây ra sỏi thận. Uống càng nhiều nước khả năng cơ thể bạn chống lại các loại bệnh liên quan đến đường ruột do sự tích tụ các chất độc do đường ruột tiết ra.

8

Ngừa đau đầu

Mất nước gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Uống nước khi bụng đói là cách giúp giảm đau nhanh nhất.

9

Cải thiện sức khỏe não bộ  

Uống một cốc nước khi bụng đói giúp tăng hiệu quả hoạt động trí óc, bao gồm việc nhớ lại và học hỏi những điều mới. Do đó, khi làm việc, học hành căng thẳng, có thể đứng dậy uống một cốc nước để nâng cao hiệu suất làm việc.

Thêm vào đó, mất nước còn gây đau đầu hoặc đau nửa đầu. Do đó, khi bụng đói, cần phải uống bù nước để giảm đau đầu hoặc cơn đau nửa đầu.

10

Tăng cường khả năng miễn dịch 

Uống nước khi bụng đói giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Uống nước có thể loại bỏ các chất thải và vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, sinh bệnh trong hệ tiêu hóa.

Giữ các cơ quan nội tạng khỏe mạnh

Uống nước khi bụng đói giúp các cơ quan nội tạng của cơ thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, uống nước khi bụng đói còn giúp hệ thống bạch huyết khỏe mạnh, hỗ trợ cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

11

Tăng cường năng lượng

Khi uống nước vào buổi sáng, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn, nhờ cơ thể được tăng năng lượng ngay lập tức. Nếu cơ thể mất nước vào buổi sáng, có thể sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

12

Làm sáng da 

Uống nước khi bụng đói sẽ giúp tăng cường sức khỏe làn da bằng cách giảm mụn trứng cá. Ngoài ra, uống nước khi bụng đói sẽ hạn chế da bị khô do mất nước, giữ cho da ẩm mượt, mịn màng.

Bài viết liên quan