Ngành logistics là gì?
Logistics là quá trình quản lý việc cung cấp, vận chuyển hàng hóa giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc doanh nghiệp. Các sản phẩm được quản lý bởi Logistic có thể bao gồm các mặt hàng hiện vật như thực phẩm, vật liệu, động vật, thiết bị và chất lỏng; cũng như các sản phẩm vô hình, chẳng hạn như thời gian và thông tin.
Hiểu đơn giản, Logistic là một phần của việc quản lý chuỗi cung ứng bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ.
Logistics cần học những gì?
Để làm việc trong ngành Logistics, bạn không cần phải học đúng ngành. Thay vào đó, bạn có thể chọn các ngành học liên quan đến kinh doanh, giao thương, v.v, để có kiến thức về kinh tế nói chung. Sau đó, bạn có thể làm việc ở những doanh nghiệp Logistics để được đào tạo về chuyên môn.
Tuy nhiên, nếu yêu thích Logistics và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này từ sớm, bạn có thể lựa chọn ngành Logistics ở các trường đại học. Với lựa chọn này, bạn sẽ được đào tạo các môn học sau:
- Hệ thống thông tin kinh doanh
- Giá cả thị trường
- Luật kinh doanh
- Quản trị vận tải và chuỗi cung ứng
- Kinh tế tài chính
- Kinh doanh quốc tế
- Phân tích và Thiết kế Chuỗi cung ứng
Trường đại học đào tạo ngành logistics nào tốt nhất ở Khu vực miền Bắc? Với nền kinh tế đang mở ở nước ta, ngành Logistics là một ngành mới đang được giới trẻ quan tâm. Khu vực miền Bắc có rất nhiều trường chuyên về lĩnh vực Logistics, có thể thấy rằng các vị trí cho ngành này là rất lớn. Tuy nhiên đội ngũ giảng viên cho ngành logistics vẫn không nhiều. Chúng ta hãy cùng Toplist.net.vn tìm hiểu nhé.
Đại học Ngoại thương
Địa chỉ: 91 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (024) 32 595158
Website: http://www.ftu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ftutimesofficial/
Mã tuyển sinh: NTH
Điểm trúng tuyển (2020): 23,60 – 24,10 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,50 – 28,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 28,40 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Ngoại thương (tiếng Anh: Foreign Trade University – FTU), còn được gọi vắn tắt là Ngoại thương, là một trường đại học công lập của Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, trụ sở tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Trường ra đời năm 1960 từ khởi nguồn tiền thân là một bộ môn thuộc Trường Đại học Kinh tế – Tài chính (nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý, tập trung vào kinh tế và tài chính, tích hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; được chính thức tách ra với tên gọi ban đầu là Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương năm 1962, tích hợp cùng Học viện Ngoại giao. Năm 1967, trường Ngoại thương chính thức được thành lập thuộc Bộ Ngoại thương, rồi chuyển sang Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp năm 1985, tái thiết trở thành Bộ Giáo dục và Đào tạo từ năm 1984 cho đến ngày nay.
Trường Ngoại thương có ba cơ sở, ngoài trụ sở chính ở thủ đô Hà Nội là Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trường tập trung đào tạo các lĩnh vực về kinh tế bao gồm kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, hợp tác kinh tế quốc tế, quản trị cùng các mảng khác như tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, luật kinh tế và ngoại ngữ đa dạng; đồng thời dàn trải đào tạo cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh khoa học, tiến sĩ. Trường nằm trong những trường thu hút nhiều thí sinh xuất sắc nhất Việt Nam, và cũng là một trong những đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về ngân sách giáo dục đầu tiên.
Đại học Kinh tế quốc dân
Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84) 024.36.280.280 – (84) 24.38.695.992
Website: https://www.neu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ktqdNEU/
Mã tuyển sinh: KHA
Điểm trúng tuyển (2020): 28,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 28,20 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 23,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (tiếng Anh: National Economics University – NEU) là một trường đại học định hướng nghiên cứu đầu ngành trong khối các trường đào tạo về Kinh tế, Quản lý và Quản trị kinh doanh ở Việt Nam, nằm trong nhóm Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nổi danh là nơi đào tạo ra nhiều lãnh đạo cao cấp nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhiều doanh nhân nổi tiếng. Đồng thời, trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho Chính phủ Việt Nam.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.
Ngày 22 tháng 5 năm 1958: Nghị định số 252-TTg của Thủ tướng Chính phủ đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.
Tháng 1 năm 1965: đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.
Ngày 22 tháng 10 năm 1985: Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Nguyễn Đình Tứ ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Năm 1989: trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:
1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô.
2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học
3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là:
-Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về Quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các Doanh nghiệp và các Cán bộ Kinh tếtrên phạm vi toàn quốc.
Cho đến nay, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo được nhiều thế hệ Cán bộ Quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với Nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các Công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và các Doanh nghiệp.
— Trung tâm nghiên cứu Khoa học Kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách Kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các Doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về Kinh tế và Kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều Trường đại học, Viện nghiên cứu và Các tổ chức quốc tế.
– Trung tâm Tư vấn và chuyển giao Công nghệ quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các Tổ chức ở Trung ương, địa phương và các Doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác đào tạo – nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan,… Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thụy Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)… để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường… Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
Tổng số giảng viên và nhân viên: 1228, trong đó có 18 Giáo sư, 95 Phó Giáo sư, 255 Tiến sĩ, 391 Thạc sĩ; 20 Giảng viên cao cấp, 230 giảng viên chính, 329 giảng viên. 2 Nhà giáo Nhân dân, 41 Nhà giáo Ưu tú, 382 Đảng viên.
Hiện trường đang đào tạo khoảng 22000 sinh viên với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.
Đại học Kinh tế – Đại học quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E4, 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84.24)37547506
Website: https://ueb.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ueb.edu.vn
Mã tuyển sinh: QHE
Điểm trúng tuyển (2020): 34,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 36,53 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 35,33 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: VNU University of Economics and Business – VNU-UEB), là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và là cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học chuyên ngành kinh tế học và kinh doanh học hàng đầu của Việt Nam.
Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974. Trải qua các giai đoạn phát triển, Trường đã mang các tên gọi: Khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Khoa Kinh tế trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN; Khoa Kinh tế trực thuộc ĐHQG HN và nay là Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG HN là nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao theo định hướng chuyên gia, lãnh đạo trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển chất lượng, hiệu quả và bền vững của Việt Nam; nghiên cứu và chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho Chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp và xã hội lớn tại Việt Nam.
Trường được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 6 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử và có khởi nguyên từ khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội từ năm 1974.
Tháng 11 năm 1974, trường hình thành từ khoa Kinh tế Chính trị trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó đến tháng 9 năm 1995, khoa Kinh tế lại trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN. Vào tháng 7 năm 1999, khoa trực thuộc ĐHQG HN. Cuối cùng đến tháng 3 năm 2007, Trường Đại học Kinh tế thành lập từ khoa Kinh tế và trực thuộc ĐHQG HN.
Đại học Hàng hải Việt Nam
Địa chỉ: 484 Lạch Tray, Kênh Dương, Lê Chân, TP Hải Phòng
Điện thoại tuyển sinh: (+84). 225. 3829 109 / 3735 931
Website: http://vimaru.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/daihochanghaivietnam/
Mã tuyển sinh: HHA
Điểm trúng tuyển (2020): 25,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 26,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Maritime University – VMU) hay còn được gọi bằng cái tên “Mái trường đại dương” là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành hàng hải và logistics được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia, có vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam hiện đang là thành viên của Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải châu Á – Thái Bình Dương (AMETIAP) và Hiệp hội các trường Đại học Hàng hải Quốc tế (AMU).
Trường sơ cấp Hàng hải, tiền thân của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, được thành lập vào ngày 01/04/1956 tại Hải Phòng. Năm 1957, Trường được nâng cấp thành Trường Trung cấp Hàng hải. Năm 1976, Trường được nâng cấp thành Trường Đại học Hàng hải. Năm 1984, Trường Đại học Giao thông thủy sáp nhập vào Trường Đại học Hàng hải. Tháng 8 năm 2013, Trường chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam và trở thành một trong các trường được đầu tư để trở thành trường trọng điểm quốc gia.
Trải qua lịch sử gần 60 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Trường Đại học hàng hải Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phục vụ nền kinh tế hướng ra biển của đất nước. Với những cống hiến to lớn của các thế hệ thầy và trò Nhà trường cho Tổ quốc, Trường đã vinh dự được Đảng, Nhà nước và Chính phủ trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba, cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.
Tháng 11 năm 2002, Trường được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải khu vực châu Á – Thái Bình Dương (AMETIAP), nay là Global MET. Đặc biệt, tháng 8 năm 2004, Trường đã được công nhận trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các Trường Đại học Hàng hải Quốc tế (IAMU).
Tháng 5 năm 2005, Trường đã vượt qua quá trình đánh giá của Tổng cục đo lường chất lượng (STAMEQ) và vinh dự là đơn vị đầu tiên trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng cả nước được cấp Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và đã được nâng cấp lên phiên bản ISO 9001: 2008 từ tháng 11 năm 2012.
Sau quá trình kiểm định chất lượng giáo dục đại học, ngày 25 tháng 2 năm 2009, Bộ Giáo dục & Đào tạo ra thông báo số 110/TB-BGDĐT công nhận Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia.
Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội
Địa chỉ: Số 3 phố Cầu Giấy, Quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84.24) 37663311
Website: https://www.utc.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/utc.edu.vn
Mã tuyển sinh: GHA
Điểm trúng tuyển (2020): 25,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,65 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 26,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Giao thông Vận tải (tiếng Anh: University of Transport and Communications, tên viết tắt: UTC) là một trường đại học công lập đứng đầu ngành GTVT, theo định hướng nghiên cứu, có nhiệm vụ đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực về kỹ thuật và kinh tế trong Giao thông Vận tải của Việt Nam. Trường Đại học Giao thông Vận tải có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (bắt đầu đào tạo từ 1902 thời thuộc Pháp) được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15 tháng 11 năm 1945 theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghị định thư ngày 08/10/1945 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và ngày 14/11/1945 của Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính Đào Trọng Kim. Tháng 8/1960, Ban Xây dựng Trường Đại học Giao thông vận tải được thành lập và tuyển sinh khóa 1 trình độ Đại học. Ngày 24/03/1962, trường chính thức mang tên Trường Đại học Giao thông vận tải theo Quyết định số 42/CP ngày 24/03/1962 của Hội đồng Chính phủ. Trường Đại học Giao thông Vận tải là trường đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, có mục tiêu trở thành Đại học trọng điểm quốc gia.
Năm 1902,Trường Công chính được thành lập với mục đích đào tạo người Việt Nam cho các cơ quan công chính. Sau khi đất nước giành được độc lập 2/9/1945, ngày 15 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh khai giảng lại Nhà trường với tên gọi Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam. Ngày 15/11 hàng năm được lấy là ngày Truyền thống của Trường. Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều đổi thay Trường đã lần lượt trải qua các cột mốc và mang các tên gọi sau:
- Ngày 13/4/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh đổi tên Trường Cao đẳng Công chính Việt Nam thành Trường Đại học Công chính;
- Tháng 12/1946, Trường ngừng công tác giảng dạy và đào tạo học tập để phục vụ kháng chiến;
- Tháng 10/1947, Trường được tái giảng dạy tại Chùa Viên – Phú Xuyên;
- Tháng 4/1948, Trường rời địa điểm tới huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình;
- Ngày 1/2/1949, theo sắc lệnh số 02/SL và theo nghị quyết số 60 ngày 24/2/1949 Trường Đại học Công Chính đổi tên thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật;
- Ngày 1/1/1952 Trường được đổi tên thành Trường Cao đẳng Giao thông Công Chính;
- Tháng 4/1955, Trường trở về Hà Nội tái xây dựng cơ sở mới tại Cầu Giấy;
- Tháng 8/1956, Trường được tách ra thành hai trường Trung cấp giao thông và Trung cấp Thủy Lợi – Kiến Trúc;
- Tháng 8/1960 Bộ Giao thông Vận tải quyết định thành lập ban xây dựng Trường Đại học Giao thông Vận tải;
- Ngày 24/3/1962 Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông Vận tải, Ngày 24/3 được lấy làm ngày Thành lập Trường;
- Tháng 8/1965 Trường đưa toàn bộ lực lượng đi sơ tán tại Mai Sưu – Lục Nam – Bắc Giang.
- Ngày 23/7/1968 Trường đổi tên thành Đại học Giao thông Đường Sắt và Đường Bộ, đồng thời thành lập phân hiệu Đại học Giao thông Đường Thủy ở Hải Phòng;
- Tháng 9/1969 Trường chuyển từ Mai Sưu về Hà Nội;
- Tháng 7/1983 Trường được bàn giao từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (Bộ GD ĐT) quản lý toàn diện;
- Tháng 11/1985 Trường đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải;
- Tháng 4/1990 Trường chính thức thành lập cơ sở 2 tại quận 9 thành phố Hồ Chí Minh.
Đội ngũ cán bộ giảng viên
Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1120 người; trong đó có 827 Giảng viên với 91 Giáo sư và Phó Giáo sư, 202 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 489 Thạc sỹ.
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 024 3869 4242
Website: https://www.hust.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/dhbkhanoi/
Mã tuyển sinh: BKA
Điểm trúng tuyển (2020): 25.85 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26,30 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 24,51 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Đại học Bách khoa Hà Nội (BKHN; tiếng Anh: Hanoi University of Science and Technology – HUST; mã đại học: BKA) là đại học theo lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ có trụ sở tại Hà Nội, Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là một trong những đại học kỹ thuật lớn nhất Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và được xếp vào nhóm các đại học trọng điểm quốc gia.
Tiền thân của Đại học Bách khoa Hà Nội vốn là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập vào ngày 6 tháng 3 năm 1956. Ngày 5 tháng 12 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1512/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thành Đại học Bách khoa Hà Nội, đưa Bách khoa Hà Nội trở thành đại học đa thành viên thứ 6 của Việt Nam.
Tầm nhìn của đại học là trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là thành viên của Hiệp hội các đại học kỹ thuật hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương (AOTULE; Asia–Oceania Top University League on Engineering).
Đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên
Tính đến tháng 1 năm 2020, đội ngũ cán bộ của Trường có 1.748 cán bộ, giảng viên, trong đó 70% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên
- Giáo sư: 24
- Phó Giáo sư: 235
- Tiến sĩ: 765
Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
Các cấp đào tạo
Đại học Bách khoa Hà Nội đang đào tạo trên 30.000 sinh viên (2020), học viên cao học và nghiên cứu sinh với:
- Cử nhân, kỹ sư: 75 chuyên ngành
- Thạc sĩ: 33 mã ngành
- Tiến sĩ: 39 chuyên ngành
Trường Đại học Thương Mại
Địa chỉ: 79 Đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.8348.406
Website: https://tmu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/daihocthuongmai/
Mã tuyển sinh: TMA
Điểm trúng tuyển (2020): 26,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 27,40 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 27,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Thương mại (tiếng Anh: Thuongmai University, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ.
Lịch sử
- Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.
- Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
- Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.
- Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.
- Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Đội ngũ giảng viên
Đội ngũ giảng viên đến 31/12/2019 gồm 610 người trong đó giảng viên cơ hữu của nhà trường hiện nay là 440 người và giảng viên thỉnh giảng gồm 170 người. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.
Đại học Thủ Đô Hà Nội
Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 98 phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Cơ sở 2: Số 131 thôn Đạc Tài, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội
Cơ sở 3: Số 6, phố Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, TP. Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (+84) 24.3833.0708 – (+84) 24.3833.5426
Website: http://hnmu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/hnmu.edu.vn/
Mã tuyển sinh: HNM
Điểm trúng tuyển (2020): 29,82 điểm (thang điểm 40)
Điểm trúng tuyển (2021): 32,80 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 32,78 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (tiếng Anh: Hanoi Metropolitan University) là trường đại học công lập đầu tiên do UBND thành phố Hà Nội trực tiếp quản lý thành lập ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Ngày 31/12/2014 Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội.
Năm học đầu tiên của trường (1959-1960) có 05 lớp đào tạo giáo viên cấp I, hệ 7+1 và 05 lớp bồi dưỡng giáo viên cấp I toàn cấp, 02 lớp đào tạo giáo viên cấp II (01 lớp Tự nhiên, 01 lớp Xã hội), đầu vào là học sinh đã học xong lớp 10/10 phổ thông. Năm học 1962 – 1963, Bộ Giáo dục cho phép trường đào tạo thí điểm giáo viên cấp II hệ 10+1 với đầu vào là học sinh tốt nghiệp lớp 10 phổ thông (hệ phổ thông 10 năm). Số lượng đào tạo khóa đầu là 150 sinh viên được chia làm ba ban: Văn – Sử, Toán – Lí, Hóa – Sinh – Địa. Cùng với việc đào tạo chính quy, Trường mở hệ đào tạo giáo viên cấp II tại chức hệ 7+2 cho các giáo viên cấp I lên trình độ Sư phạm trung cấp. Ngoài ra, Trường mở 2 lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng cấp I có trình độ tương đương giáo viên cấp II. Kết thúc năm học 1962 – 1963, Trường chấm dứt tuyển sinh cho hệ đào tạo 7+2, chuyển hoàn toàn sang hệ đào tạo 10+1.
Ngày 26/12/2016, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định sáp nhập Trường TC Kinh tế – Kĩ thuật đa ngành Sóc Sơn vào Trường ĐH Thủ đô Hà Nội. Trường ĐH Thủ đô Hà Nội trở thành trường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đa ngành, đa lĩnh vực có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ công tác đào tạo phát triển Nhà trường theo mục tiêu xác định, đúng quy định của pháp luật.
Học viện Tài Chính
Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 58 Lê Văn Hiến, P. Đức Thắng, Q.Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 69 đường Đức Thắng, P. Đức Thắng, Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.
Cơ sở 3: Số 19 ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Cơ sở 4: Số 179 Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Điện thoại tuyển sinh: 0961.481.086 – 0967.684.086 – 0981.896.517
Website: https://hvtc.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/aof.fanpage/
Mã tuyển sinh: HTC
Điểm trúng tuyển (2020): 31,17 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 36,22 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 34,28 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Học viện Tài chính (tiếng Anh: Academy of Finance, viết tắt AOF) trực thuộc Bộ Tài chính và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, là một trong những trường đại học công lập hàng đầu thuộc khối kinh tế tại Việt Nam, trường nổi tiếng với thế mạnh trong việc đào tạo chuyên sâu về ngành Tài chính – Kế toán.
Ngày 31 tháng 07 năm 1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 117/CP thành lập Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Trung ương (trực thuộc Bộ Tài chính). Địa điểm chính của trường đặt tại số 58 phố Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trường còn cơ sở mới tại 69 Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội và tại 19C ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Sau khi thành lập, do yêu cầu của nền kinh tế cần phải có một đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh tiền tệ có trình độ đại học thuộc hệ thống ngân hàng, nên đến năm 1964 trường đã đổi tên thành trường Cán bộ Tài chính kế toán Ngân hàng Trung ương.
Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng được mở rộng trên phạm vi cả nước đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế phải được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, ngày 27 tháng 10 năm 1976 Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định 226/CP đổi tên trường từ trường Cán bộ Tài chính Kế toán Ngân hàng Trung ương, thành trường Đại học Tài chính – Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính.
Qua quá trình hoàn thiện và phát triển trường, đến năm 2001, để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đề ra, sau khi kết thúc năm học 2000-2002, ngày 17/8/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, Viện nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính. Và Học viện Tài chính đã trở thành tên của trường từ đó đến nay.
Hiện tại, Học viện hiện có 720 cán bộ, viên chức trong đó có 390 giảng viên, 54 nghiên cứu viên, 23 giáo sư và phó giáo sư, hơn 80 tiến sĩ, 191 thạc sĩ, 21 nhà giáo ưu tú, từng đào tạo hơn 20.000 sinh viên, học viên.
Học viện chính sách và Phát triển
Địa chỉ: Tòa Nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu giấy, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.7473.186
Website: http://apd.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/tvtsapd/
Mã tuyển sinh: HCP
Điểm trúng tuyển (2020): 22,75 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,60 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 24,70 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Học viện Chính sách và Phát triển (Tiếng Anh: Academy Of Policy and Development) được thành lập theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 04/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sứ mệnh
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bậc đại học, thạc sỹ, tiến sỹ về chính sách công kinh tế và quản lý, có tư duy năng động sáng tạo, đủ năng lực làm việc trong nước và quốc tế, nghiên cứu bồi dưỡng tư vấn và phản biện chính sách.
Tầm nhìn
- Đến năm 2020, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu, đạt các chuẩn quốc gia về chất lượng, nằm trong nhóm các trường đại học có uy tín thuộc khối ngành kinh tế và quản lý ở Việt Nam.
- Đến năm 2030, Học viện trở thành trường đại học theo định hướng nghiên cứu nằm trong nhóm các trường đại học hàng đầu về kinh tế và quản lý ở Việt Nam, có uy tín trong khu vực Đông Nam Á; trở thành trung tâm nghiên cứu có uy tín trong nước và trong khu vực.
Triết lý giáo dục
Chất lượng, Phát triển bền vững và Hội nhập quốc tế.
Đại Học Thăng Long
Địa chỉ: Đường Nghiêm Xuân Yêm – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: (84-24) 38 58 73 46 – (84-24) 35 63 67 75
Website: https://thanglong.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/thanglonguniversity/
Mã tuyển sinh: DTL
Điểm trúng tuyển (2020): 23,35 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,65 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 25,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Đại học Thăng Long (tiếng Anh: Thang Long University) là một trường đại học đa ngành ở thành phố Hà Nội, đây là cơ sở giáo dục bậc đại học tư nhân đầu tiên hình thành và phát triển trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập vào năm 1988.
Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ là ông Phan Văn Khải đã ban hành quyết định chuyển đổi loại hình của Trường Đại học Thăng Long từ “dân lập” sang loại hình “tư thục” (có nghĩa là văn bằng của nhà trường chính thức được công nhận trực thuộc trong hệ thống văn bằng quốc gia, tuy nhiên, trường vẫn hoàn toàn tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào sự tài trợ của nhà nước).
Hội đồng sáng lập trường bao gồm các giáo sư, nhà khoa học có uy tín dưới sự khởi xướng của GS. Bùi Trọng Liễu với nữ GS. Hoàng Xuân Sính làm chủ tịch kiêm Hiệu trưởng (Giám đốc) đầu tiên cùng GS. Bùi Trọng Lựu làm Phó giám đốc. Trường ĐH Thăng Long cũng là nơi đầu tiên tiến hành soạn thảo quy chế đại học tư thục tạm thời tại Việt Nam lúc bấy giờ và được phê duyệt, thành công của Thăng Long sau đó đã mở đường cho hàng loạt trường Đại học và Trung học tư thục khác tiến hành xin đăng ký cấp phép hoạt động sau này.
Đội ngũ giảng viên
Trong đội ngũ 375 giảng viên cơ hữu của trường có 16 giáo sư, 55 phó giáo sư, 78 tiến sĩ và 188 thạc sĩ; 80 giảng viên thỉnh giảng (trong đó có 34 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ).
Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Địa chỉ: Số 54 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0243.552.6713 – 0243.552.6714
Website: http://utt.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/utt.vn
Mã tuyển sinh: GTA
Điểm trúng tuyển (2020): 24,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 25,70 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 25,35 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (tên tiếng Anh: University Of Transport Technology, tên viết tắt: UTT) là trường Đại học công lập được nâng cấp năm 2011 từ Trường Cao đẳng giao thông vận tải– trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tiền thân là trường Cao đẳng Công chính, được thành lập ngày 15/11/1945. Trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về công nghệ kỹ thuật giao thông, công nghệ kỹ thuật cơ khí, ô tô, kinh tế, vận tải, logistics, công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, môi trường… theo định hướng ứng dụng phục vụ ngành GTVT và các ngành kinh tế quốc dân. Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch phát triển thành trường đại học trọng điểm Quốc gia; năm 2017 trường là 1 trong 15 trường đại học đầu tiên của Việt Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học.
Đội ngũ cán bộ giảng viên
- Tổng số Cán bộ – Giảng viên – Công nhân viên: 700, trong đó có 486 giảng viên
- – Giáo sư, Phó giáo sư: 12
- – Tiến sĩ: 110
- – Thạc sĩ & NCS: 360
Đại Học Điện Lực
Địa chỉ: Cơ sở 1: Số 235, Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở 2: Xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Điện thoại tuyển sinh: 0242.2452.662 – (024) 2218 5607
Website: https://www.epu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/epu235/
Mã tuyển sinh: DDL
Điểm trúng tuyển (2020): 17,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 23,50 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 24,25 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Điện lực (tiếng Anh: Electric Power University) trực thuộc Bộ Công thương Việt Nam, là trường đại học định hướng ứng dụng-thực hành, chuyên đào tạo cử nhân và kỹ sư hệ 4.5 năm, được thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2006, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Điện lực.
Tiền thân của trường đại học Điện lực là Trường Kỹ nghệ thực hành Hà Nội do người Pháp thành lập năm 1898. Sau năm 1954, Nhà nước Việt Nam đã tách Trường Kỹ nghệ thực hành thành trường Kỹ thuật I và trường Kỹ thuật II.
Tháng 8/1962 Trường Kỹ thuật I được đổi tên thành Trường Trung cao Cơ Điện, ngày 8/2/1966 Trường Trung cao Cơ điện được tách ra thành Trường Trung hoc Điện (sau đó đổi tên là Trung học Điện I) và Trường Trung học Cơ khí (nay là trường Đại học Công nghiệp Hà Nội).l
Tháng 4 năm 2000, thực hiện chủ trương sắp xếp lại mạng lưới các trường thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công nghiệp quyết định hợp nhất Trường Bồi dưỡng tại chức với Trường Trung học Điện I và lấy tên là Trường Trung học Điện I trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày 26/10/2001 Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nâng cấp Trường Trung học Điện I thành Trường Cao đẳng Điện lực. Ngày 19/5/2006 với quyết định số 111/2006/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập Trường Đại học Điện lực trên cơ sở trường Cao đẳng Điện lực. Trường Đại học Điện lực là cơ sở đào tạo đại học, trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Bộ Công nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng; trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Đại Học Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh – Đại Học Thái Nguyên
Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, Tp. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại tuyển sinh: 0208.3647.685 – 0208.3647.714
Website: http://tueba.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/KinhTeThaiNguyen/
Mã tuyển sinh: DTE
Điểm trúng tuyển (2020): 15,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 16,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 16,00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên (tiếng Anh: Thai Nguyen University of Economics) là một trong những trường đại học công lập đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Bắc Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Thái Nguyên, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn của khu vực miền Bắc.
Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên, tên gọi khác Trường đại học Kinh tế Thái nguyên. Tên tiếng Anh Thainguyen University of Economics and Business Administration. Tên viết tắt TUEBA. Trường được thành lập theo quyết định số 136 CP ngày 2 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng chính phủ trên cơ sở sáp nhập hai khoa kinh tế của hai trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên là:Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc trường Đại học Kỹ thuật công nghiệp và khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc trường Đại học Nông Lâm. Trước đây trường đóng tại địa chỉ: Km 9 Đường 3/2 Tích Lương – thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Và nay được chuyển về địa chỉ chính thức tại phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Hiện tại Trường có tổng số 407 cán bộ viên chức, với 300 giảng viên trong đó: Giáo sứ, viện sĩ: 07; Phó Giáo sư: 25; Tiện sĩ: 75; Thạc sĩ: 119; Cử nhân: 74.