Mặc dù chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, não bộ vẫn được xem là cơ quan quan trọng nhất, đồng thời là trung tâm chỉ huy – chịu trách nhiệm kiểm soát, điều khiển gần như mọi hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khả năng học hỏi, tư duy và ghi nhớ,… Bất kỳ sự tổn thương nào trên não bộ cũng có thể khiến con người gặp nhiều vấn đề, từ tư duy cho đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ em bị tổn thương não bộ sẽ khó phục hồi và dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn người lớn.
Vì bộ phận đầu não được xem là cơ quan trung tâm, có chức năng điều khiển những cơ quan khác hoạt động hiệu quả. Do đó, nếu các chức năng tại cơ quan này bị suy giảm thì các chức năng của bộ phận khác cũng sẽ hoạt động kém đi
Đó là lý do vì sao, chủ động bảo vệ cơ quan đầu não là điều rất quan trọng. Nhưng so với người lớn, trẻ em thường không có/ hoặc ít có ý thức bảo vệ cơ quan này, vì các trẻ chưa thật sự hiểu được tầm quan trọng của não bộ. Ngược lại, trẻ còn làm ra nhiều thói quen xấu khiến cơ quan này bị hủy hoại trong âm thầm. Nên cha mẹ cần phải liên tục nhắc nhở, hướng dẫn trẻ cách để bảo vệ não bộ và khắc phục ngay nếu thấy trẻ có đang mắc phải những thói quen xấu sau đây.
Ăn nhiều đồ ngọt
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, đồ ngọt có thể giúp làm giảm hàm lượng glucocorticoid – một loại hormone gây ra sự căng thẳng trong cơ thể, và mang đến sự vui vẻ cho người ăn. Đó là lý do vì sao, trẻ cảm thấy vui vẻ mỗi khi được ăn đồ ngọt. Nhưng sự vui vẻ này có thể gây “nghiện”, khiến trẻ dần phụ thuộc và sẽ cảm thấy gắt gỏng, bồn chồn khi không được cho ăn. Đây chính là một dạng tổn thương não bộ ở trẻ, gây ra bởi thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt.
Cụ thể, thực phẩm nhiều đường có thể khiến thể tích của vùng hồi hải mã, và khối lượng chất trắng trong não bị suy giảm.
– Vùng hồi hải mã: có vai trò quan trọng đối với trí nhớ, giữ chức năng điều hành các vùng trong não. Khi thể tích của vùng hồi hải mã bị suy giảm, khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ cũng ảnh hưởng theo, đồng thời khả năng ghi nhớ cũng kém đi.
– Chất trắng trong não thì lại có vai trò trong việc truyền tải các tín hiệu thần kinh, giúp các vùng não bộ phối hợp nhịp nhàng để tập trung, suy nghĩ và xử lý vấn đề nhanh hơn. Khi khối lượng chất trắng trong não bị thu nhỏ, hoạt động não bộ của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ khó tiếp thu kiến thức mới, dễ bị phân tâm, hạn chế trong việc đưa ra quyết định.
Ăn quá nhiều đồ ngọt cũng có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thừa cân – béo phì. Trong khi đó, tình trạng này lại là nguồn cơn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như: tiểu đường loại 2, cao huyết áp, tim mạch,…
Xem điện thoại nhiều
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình điện thoại có bước sóng ngắn, làm ức chế não bộ và cản trở quá trình sản xuất của hormone melatonin gây buồn ngủ. Sự suy giảm hormone này sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, khó có giấc ngủ sâu, rối loạn đồng hồ sinh học nên chất lượng giấc ngủ bị kém đi.
Theo một nghiên cứu của Mỹ, những trẻ em dùng điện thoại thông minh, máy tính bảng và chơi các trò chơi video hơn 7 giờ/ngày đã có dấu hiệu bị mỏng vỏ não sớm hơn so với những trẻ em không sử dụng những thiết bị này.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tại trường Đại học Yale, Mỹ, bộ não của trẻ khi dùng điện thoại quá nhiều sẽ có cấu trúc khá khác biệt so với não bộ bình thường. Cụ thể, não bộ của trẻ khi dùng điện thoại sẽ thường bị teo tóp lại hơn so với não bộ khỏe mạnh vốn đầy đặn, có đường nét rõ ràng
Ngồi sai tư thế
Thói quen này cực kỳ phổ biến đối với nhóm trẻ em, đặc biệt là các bạn ở trong độ tuổi học đường từ 7 – 15 tuổi. Không chỉ là nguyên nhân gây nên các vấn đề về xương khớp như cong vẹo cột sống (ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt hằng ngày cũng như thẩm mỹ sau này của trẻ), ngồi sai tư thế còn có thể khiến não bộ của trẻ bị tổn thương và suy giảm chức năng trong âm thầm.
Theo đó, ngồi sai tư thế (chẳng hạn như bắt chéo chân, ngồi lệch sang một bên, cúi đầu sát vở,… ) sẽ khiến cột sống luôn ở trong trạng thái cong trong thời gian dài. Điều này sẽ gây chèn ép các dây thần kinh cột sống, làm tắc nghẽn mạch máu khiến máu cung cấp lên não không đủ. Dần dần sẽ dẫn đến các nguy cơ tổn thương não bộ như như: tê liệt dây thần kinh, đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não, thiếu tập trung,…
Thiếu ngủ
Nhiều chuyên gia nghiên cứu giấc ngủ đã lên tiếng về một thực trạng đáng báo động, đó là hơn 40% nhóm trẻ em trong khoảng 7 – 15 tuổi đang bị thiếu ngủ trầm trọng. Thông thường, trẻ em dưới 15 tuổi cần được ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng để đảm bảo sự phục hồi chức năng của các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả não bộ. Nhưng hiện nay, khi cuộc sống dần bị công nghệ chi phối, tình trạng trẻ “nghiện” điện thoại, máy tính xảy ra ngày càng nhiều và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thiếu ngủ.
Trong khi đó, ngủ là thời điểm để mọi cơ quan trong cơ thể thực hiện chức năng lọc và đảo thải độc tố, tái tạo năng lượng và hồi phục. Việc thiếu ngủ sẽ khiến mọi trình tự sinh học kể trên bị ảnh hưởng, đặc biệt là não bộ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Thiếu ngủ sẽ khiến các chất độc hại tích tụ lâu trong não và dẫn tới tổn thương nghiêm trọng. Về lâu dài, nó gây ra các triệu chứng như đau nửa đầu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh thoái hóa thần kinh, sa sút trí tuệ khi trẻ lớn
Trẻ lười vận động
Vận động hợp lý có thể nâng cao thể chất và khả năng miễn dịch của trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng tốt và cao lớn hơn. Đối với những trẻ không vận động trong thời gian dài, khả năng điều phối và kiểm soát của não bộ đối với cơ thể sẽ suy giảm, cơ thể ngày càng trở nên kém linh hoạt, lâu ngày không chỉ khiến người thiếu năng lượng, mất đi sức sống, mà còn khiến chức năng thể chất suy giảm, dễ bị thương và bệnh tật hơn, thậm chí phản ứng của não bộ cũng ngày càng chậm chạp.
Vì vậy, cha mẹ phải đảm bảo cho trẻ được vận động thường xuyên, bằng cách tham gia nhiều các môn thể thao ngoài trời như: đá bóng, bóng rổ, bơi lội, đạp xe,… Điều này không chỉ giúp trẻ tự do khám phá, nâng cao khả năng tư duy mà còn giúp rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Nhiều trẻ vì sợ ngủ một mình, sợ bóng tối nên thường có thói quen trùm chăn kín đầu khi ngủ, mà không biết rằng thói quen này đang gây hại não bộ các con trong âm thầm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, 23% người bị sa sút trí tuệ đều bắt nguồn từ thói quen ngủ trùm chăn kín đầu trong thời gian dài. Bởi thói quen này làm hạn chế luồng không khí qua miệng và mũi, do đó, não không nhận đủ không lượng oxy cần thiết để hoạt động bình thường.
Với trẻ, duy trì thói quen này lâu ngày sẽ khiến hô hấp không được lưu thông, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp. Thậm chí, trùm chăn lúc ngủ dễ dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, không cung cấp đủ dưỡng chất cho hoạt động của não khiến trẻ bơ phờ, lơ mơ, kém tập trung
Trẻ bỏ bữa sáng
Bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Nếu như trẻ bỏ bữa ăn sáng hoặc ăn bữa sáng quá ít sẽ không cung cấp được đủ lượng đường huyết trong máu. Khiến cho việc cung cấp dinh dưỡng cho não bị giảm gây tổn hại đến sự phát triển của não.
Bên cạnh đó, có nghiên cứu cho thấy rằng việc cung cấp cho trẻ thực phẩm giàu protein trong bữa sáng giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, não bộ của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn. Nhờ vậy, tư duy của trẻ được minh mẫn hơn trong giờ học và lâu hơn những trẻ chỉ ăn bữa sáng đơn giản hoặc ăn bữa sáng ít chất dinh dưỡng.
Lười chơi các trò về tư duy
Não bộ của trẻ cần phải thường xuyên vận động, suy nghĩ, tư duy. Có như vậy thì não bộ trẻ mới phát triển linh hoạt được. Trẻ lười tư duy sẽ khiến cho tốc độ phản ứng của não bộ trẻ bị suy giảm, não bộ sẽ trở lên ngày càng chậm chạp hơn.
Để giúp cho não bộ của trẻ thường xuyên vận động tư duy hơn, cha mẹ nên khuyến khích con tham gia vào các hoạt động trí tuệ như trò chơi đố chữ, chơi cờ… Những hoạt động này sẽ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ nhanh nhẹn hơn.
Bị căng thẳng trong thời gian dài
Rất nhiều bậc phụ huynh lợi dụng giai đoạn não bộ trẻ còn đang phát triển mà cho trẻ đi học quá nhiều khóa học khác nhau mỗi ngày, thậm chí là cả thứ bảy chủ nhật, khiến trẻ không có thời gian rảnh để nghỉ ngơi. Do đó dẫn đến việc cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, bệnh tật… lúc này không những hiệu quả học tập bị giảm sút mà còn gây tổn hại đến não bộ của trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, sự kỳ vọng từ gia đình đôi khi gây áp lực cho trẻ. Nếu thường xuyên bị chửi mắng, đánh đập, não trẻ sẽ dần tiếp nhận mọi chuyện trong sợ hãi, hoảng loạn, gây tổn thương về tâm lý lẫn sức khỏe cho các bé.
Trên đây là Top thói quen xấu có thể gây tổn thương não bộ ở trẻ em. Vì những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tư duy của các con, cha mẹ cần có sự theo dõi sát sao và khắc phục kịp thời cho trẻ, nếu thấy trẻ có mắc phải 1 trong những tình trạng kể trên.