Top 17 Cách lấy lại cân bằng trong công việc và cuộc sống

Một trong những lý do lớn nhất gây ra stress chính là sự mất cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân.

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bị cuốn vào guồng quay của sự nghiệp, buộc mình phải hoàn thành các mục tiêu thăng tiến mà quên đi nhiệm vụ cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Liệu bạn đã từng rơi vào tình trạng “tham công tiếc việc” hay chưa?

Nếu đang trên con đường xây dựng một lối sống khoa học, cân bằng cuộc sống và công việc , những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn hoàn thành ước muốn của mình. 

10 cách cân bằng cuộc sống khi mất thăng bằng và động lực

Nguyên nhân mất cân bằng cuộc sống

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự mất cân bằng công việc – cuộc sống. Ví dụ:

  • Không biết cách sắp xếp công việc và thời gian.
  • Không biết bản thân muốn gì.
  • Gặp nhiều mâu thuẫn trong các mối quan hệ.
  • Quá chiều chuộng bản thân.
  • Cảm thấy lựa chọn của mình không đúng đắn…

Thế giới thay đổi từng phút, từng ngày và con người dường như cũng bị cuốn theo dòng xoáy đó. Trong kỷ nguyên 4.0, “deadline” và “overtime” dần trở thành những cụm từ quen thuộc. Nhiều người lao động ngày đêm cặm cụi với công việc kể cả khi về nhà. Họ phải bắt kịp guồng quay công việc và tốc độ phát triển điên cuồng của thế giới hiện đại.

Cuối cùng, họ mất cân đối về thời gian, bỏ bê người thân, bản thân vì áp lực công việc. Tình trạng mất cân đối giữa cuộc sống cá nhân và sự nghiệp còn dần dẫn tới những vấn đề tâm lý vô cùng tiêu cực.

Tác hại của mất cân bằng cuộc sống và công việc

Tác hại của sự thiếu cân bằng này sẽ khiến bạn luôn ở trong trạng thái căng thẳng, cáu gắt, mất tập trung và lo lắng.

Nếu không nhanh chóng cân bằng cuộc sống và công việc, bạn có thể bị kiệt sức, gây tổn hại tới cả thể chất và tinh thần. Tệ hơn nữa, hiệu quả công việc giảm sút, làm mất đi tín nhiệm trong công ty.

Công việc căng thẳng khiến tuổi thọ ngắn hơn? | Vinmec

 

Làm sao để cân bằng công việc và cuộc sống?

Ngoài ra, ở một số khía cạnh tiêu cực nhất, sức khỏe của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng trầm trọng. Những trường hợp như trụy tim, đột quỵ, trầm cảm đều xuất phát từ triệu chứng căng thẳng quá độ.

Nếu đang ở trong những trường hợp sau đây, rất có thể bạn đang đánh mất cân bằng cuộc sống và công việc:

  • Luôn lo lắng về công việc kể cả ngoài giờ hành chính, dù là đang đi chơi hay ở nhà
  • Công việc dồn dập và luôn cần tăng ca để xử lý
  • Hiệu suất công việc giảm sút
  • Thường xuyên cáu bẳn, mệt mỏi, cảm thấy chán nản và có cảm giác tiêu cực về công việc

Cách để xử lý trong các trường hợp mất cân bằng trong cuộc sống và công việc đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực từ chính bản thân bạn. Dưới đây là Top cách cân bằng cuộc sống và công việc cần thiết đó.

1

Dành thời gian cho bản thân và người thân 

Tuy công việc quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả cuộc sống của bạn. Vì thế, bạn bạn nên ưu tiên sở thích khiến mình hạnh phúc. Cho dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng phải dành thời gian cho bản thân.

Với những người thân, hãy sắp xếp những buổi hẹn hò cà phê, ăn tối… Đừng ngụy biện rằng do bận rộn nên có thể bỏ qua, vì không ai yêu quý hay quan tâm bạn như người thân đâu. Hãy nhớ rằng dù bạn quan trọng thế nào, công ty đều có thể thay thế bằng người khác.

Dành thời gian cho những người bạn yêu mến

2

Bắt đầu đúng giờ và kết thúc đúng giờ

Nếu bạn không thể hoàn thành công việc của mình trong giờ làm việc dù đã cố gắng sắp xếp, điều đó có nghĩa là khối lượng công việc hiện tại đang quá tải với nỗ lực của một người. Bạn có thể cần thông báo điều này với cấp trên để họ sắp xếp một ai đó giúp bạn, hoặc tuyển thêm nhân viên mới.

Tuy nhiên, nếu bạn đến sớm, về muộn, hoặc tệ hơn, mang công việc về nhà và tiếp tục làm đến tận đêm khuya, người quản lý của bạn sẽ không biết rằng bạn đang cần trợ giúp. Họ sẽ chỉ thấy rằng bạn đang quản lý được khối lượng công việc. Và sẽ không có gì thay đổi cả, trừ việc tình trạng của bạn đang tệ đi.

Vì vậy, thay vì cố gắng làm tất cả một mình, mọi lúc, mọi nơi, hãy nhanh chóng tìm các phương án để giảm thiểu công việc, cũng như tìm lại sự cân bằng cuộc sống và công việc cho mình.

Đeo đồng hồ tay nào đẹp - Top 5 smartwatch dành cho công sở

Đến đúng giờ và rời đi đúng giờ. Bất kỳ công việc nào không được hoàn thành trong giờ làm việc ngày hôm đó sẽ được hoàn thành vào ngày hôm sau.

3

Nghỉ giải lao trong giờ làm hợp lý với Pomodoro

Bạn đừng sợ bị đánh giá về năng suất lao động khi không làm việc liên tục suốt 8 tiếng.

Nhiều nhà nghiên cứu hay quản lý các công ty lớn đã từng nhận xét rằng, các nhân viên dường như yêu công việc và lao động hiệu quả hơn khi họ có thể sắp xếp thời gian làm việc hợp lý. Biết cách tạo những khoảng nghỉ ngơi ngắn trong giờ làm việc để nạp lại năng lượng.

Bạn có thể áp dụng công thức Pomodoro “làm 30 phút, nghỉ ngơi 5 phút” để giảm bớt căng thẳng của não bộ. Hãy ra ngoài đi bộ, hít thở, uống cà phê, nước hoa quả hoặc ăn đồ ăn vặt, và cho não của bạn nghỉ ngơi.

Tinh thần khi được “refresh” sẽ trở nên minh mẫn hơn, não bộ cũng tinh nhuệ và giải quyết công việc hiệu quả hơn.

Đối phó với bệnh tâm thần ở giới trí thức

4

Chọn công việc mình yêu thích

Bạn đi làm không chỉ để kiếm tiền, đó còn là đời sống tinh thần. Nếu không thích việc đang làm, bạn sẽ không hạnh phúc. Tất nhiên, không cần phải yêu thích tất cả yếu tố liên quan đến công việc, nhưng nó cần thú vị để bạn luôn cảm thấy hào hứng vào mỗi sáng.

Do đó, để cân bằng cuộc sống – công việc, các chuyên gia khuyên bạn nên tìm một công việc mà mình yêu thích vì bạn sẽ hoàn thành thật tốt nó. Ngược lại, nếu bạn kiệt sức, cảm thấy khó khăn… đã đến lúc tìm một công việc mới.

Nên chọn công việc yêu thích hay lương cao? Tại sao?

5

Sẵn sàng cho một kỳ nghỉ

Đôi khi, tìm được sự cân bằng cuộc sống và công việc là một điều nói dễ hơn làm. Vì vậy, hãy hành động ngay khi bạn dần nhận ra mình đang phải đối mặt với sự quá tải.

Bạn có thể lựa chọn dàn xếp công việc xong xuôi cho một kỳ nghỉ ngắn trọn vẹn. Song song đó, hãy cam kết với bản thân, vạch ra một thời gian biểu thích hợp cân bằng cuộc sống và công việc. Xóa đi những ngày làm việc quá sức, đánh mất thời gian riêng tư.

Chia sẻ kỳ nghỉ: Tận hưởng cuộc sống, không phải là khoản đầu tư - Báo Phụ Nữ

6

Tập nói “Không”

Nhiều khi, sự quá tải lại đến từ chính thói quen “cả nể” của chúng ta. Bạn nhận giúp đỡ người khác là tốt, tuy nhiên, hãy giúp đỡ bản thân mình trước.

Lúc này vấn đề mất cân bằng cuộc sống và công việc là ở bản thân bạn. Bạn cần tự đánh giá tình trạng của bản thân, khối lượng công việc đang đảm nhiệm để quyết định có đưa tay hỗ trợ người khác hay không.

San sẻ là tốt và đôi khi bạn cũng cần người khác giúp đỡ công việc. Nhưng nếu bạn đang mệt mỏi và công việc của bạn vẫn chưa giải quyết xong, hãy từ chối sự nhờ vả của người khác.

Hãy tập nói "không" trong công việc khi rơi vào 5 trường hợp sau

7

Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh

Thiết lập một lối sống lành mạnh và đầy tính kỷ luật là vô cùng cần thiết trong việc cân bằng cuộc sống và công việc. Tính kỷ luật ở đây có nghĩa, giờ giấc sinh hoạt của bạn cần được lên lịch một cách khoa học, ổn định, và không điều gì có thể khiến bạn phá vỡ những nguyên tắc đó, kể cả công việc.

Ăn uống đúng giờ rất quan trọng để khôi phục sự cân bằng từ bên trong. Ăn ngon không đủ, bạn cần phải ăn đúng giờ và dinh dưỡng để cơ thể được hấp thụ lại năng lượng. Kết hợp với giấc ngủ và tinh thần thoải mái, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ khác biệt hơn rất nhiều.

5 nguyên tắc để có chế độ ăn uống khoa học, sống khỏe mỗi ngày

Một mẹo nhỏ cho những người thích ăn vặt là hãy bổ sung một bữa xế nhẹ như trái cây hoặc bánh ngọt để giải lao giữa giờ buổi chiều.

Đây là lúc bạn mong mỏi được về nhà nhất vì đã gần cạn kiệt năng lượng sau khi làm việc nhiều tiếng đồng hồ, nạp thêm năng lượng bằng bữa xế chính là phương pháp tối ưu.

Không nên lạm dụng các loại thuốc hoặc sản phẩm chức năng để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu tạm thời. Về lâu dài cơ thể của bạn sẽ đòi hỏi gia tăng về liều lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe đấy.

Chung quy của việc cân bằng cuộc sống và công việc được kiểm soát bởi bạn. Bạn cần nhận thức được, thay đổi được để có một lối sống thoải mái và khoa học hơn hơn. Vừa hăng say làm việc, vừa bảo đảm được đời sống khỏe mạnh mỗi ngày nhé!

8

Đặt ranh giới cho công việc

Khi bạn rời khỏi văn phòng, tránh suy nghĩ về các dự án sắp tới hoặc trả lời email công ty. Cân nhắc việc tắt máy tính và điện thoại dành cho công việc khi hết giờ làm. Nếu không thể, hãy sử dụng các trình duyệt riêng cho công việc hoặc cá nhân.

Tôi không có thời gian!"- Lời bao biện cho việc bỏ bê bản thân và 3 cách đơn giản để vượt qua nó
Điều quan trọng là phải xác định khi nào bạn cần được nghỉ ngơi. Nên thông báo cho sếp hoặc đồng nghiệp về việc hạn chế sử dụng các ứng dụng dành cho công việc sau giờ làm để họ tôn trọng sự riêng tư của bạn.
9

Dành thời gian để làm những việc quan trọng

Hãy dành thời gian riêng cho gia đình và bạn bè. Đừng chỉ ngồi dán mắt vào tivi mà hãy thực sự kết nối và dành thời gian cho những người bạn quan tâm. Lên kế hoạch dành thời gian cho những người quan trọng như uống cà phê với bạn bè, chơi game với con cái. Hãy bắt đầu quan tâm đến những người bên cạnh bạn.

Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian - Volunteer for Education

10

Cắt giảm những điều không cần thiết

Nếu cuộc sống quá tải, bạn sẽ không bao giờ có thể tìm được sự cân bằng hoặc kiểm soát được tất cả. Đó là điều không thể. Hãy nói không với mọi thứ không cần thiết hoặc những thứ không tạo thêm giá trị cho cuộc sống của bạn.

Buông bỏ

11

Quan tâm đến sức khỏe

Bạn nghe nói nhiều đến việc cần phải quan tâm đến sức khỏe nhưng lại không xem đó là ưu tiên cho đến khi bị một vấn đề sức khỏe nào đó.

Sức khỏe ảnh hưởng đến đến chất lượng cuộc sống và công việc của tất cả chúng ta. Bạn sẽ càng làm việc năng suất hơn và cảm thấy hạnh phúc hơn khi ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và dành gian để vận động cơ thể.

Người Việt Nam quan tâm đến sức khoẻ nhất thế giới

12

Dành thời gian ở một mình

Dành thời gian cho chính bản thân có thể là điều khó khăn nhất với người bận rộn nhưng lại rất quan trọng để giảm stress, mang lại hạnh phúc và thúc đẩy sự sáng tạo.

Bạn có thể thử tập thiền, viết lách, vẽ phác họa, tập yoga hoặc đơn giản là ngồi im lặng vài phút và không làm gì mỗi ngày.

Chuỗi bài tập Yoga cân bằng nội tiết: 15 phút mỗi ngày - bài 2

13

Tắt các thiết bị điện tử

Ngắt kết nối các thiết bị điện tử vào cuối tuần là điều rất khó nhưng hãy cố gắng làm điều này, ít nhất trong một ngày trong tuần hoặc một vài giờ mỗi tối.

Hãy đặt điện thoại của bạn xuống và tắt máy tính đi để cho đầu óc được nghỉ ngơi. Hơn nữa, hãy dành nhiều thời gian hơn để tương tác với gia đình và bạn bè.

Tác hại của các thiết bị điện tử đối với mắt

14

Tự thưởng cho bản thân

Hãy đi làm nail, chăm sóc da mặt và đặc biệt là lên lịch đi mát-xa cơ thể. Đó không cần phải là những thứ đắt đỏ. Chỉ cần một ly rượu, một ly cà phê hay ly trà bạn yêu thích, một cây nến có mùi hương hấp dẫn hoặc những bông hoa đẹp là đã tạo sự tác động lớn.

Chăm sóc da sau khi đi spa như thế nào?

15

Hãy luôn hài hước

Mỉm cười, đùa giỡn, vui chơi, theo dõi một câu chuyện hài mỗi ngày …hãy tìm ra khía cạnh hài hước của bạn. Không có điều gì khiến cảm xúc của bạn tốt lên nhanh chóng bằng những tiếng cười giòn giã.

Những câu nói hài hước về cuộc sống giúp bạn vui vẻ, yêu đời

 

16

Khám phá thế giới xung quanh

Dành thời gian đi bộ và ngắm nhìn những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Thử đi trên một con đường mới, thăm một thành phố mới hoặc thử du lịch một mình. Hãy đi xem một biểu diễn, đóng vai một nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay đi tới công viên và ngắm nhìn trẻ em vui chơi để cảm nhận cách trẻ tận hưởng niềm vui trong cuộc sống.

Hành trình khám phá những miền đất mới lạ

17

Nâng cao hiểu biết

Tham gia một lớp học, học vẽ hoặc thử những thứ mới mẻ mà bạn luôn luôn muốn học. Đọc một cuốn sách mang lại sự hứng thú hay thử nghe nhạc…Hãy tìm những điều bạn thấy thú vị sẽ mang lại sự cân bằng cho cuộc sống.

Những cuốn sách nâng cao kiến thức xã hội giúp bạn giỏi hơn trong ứng xử - Simple Seeding

Không có sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc tuyệt đối

Nói đến việc cân bằng giữa cuộc sống công việc, có thể bạn sẽ tưởng tượng đến viễn cảnh sẽ có một ngày cực kỳ năng suất tại nơi làm việc và sau đó có khoảng thời gian tuyệt vời bên gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng như vậy.

Đừng phấn đấu cho một sự cân bằng hoàn hảo. Một số ngày, bạn có thể tập trung hơn vào công việc. Trong khi những ngày khác, bạn dành nhiều thời gian cho cá nhân và gia đình. Chỉ có bạn mới hiểu, thời điểm nào cần ưu tiên cho việc nào tốt nhất mà thôi.

Bài viết liên quan