Ngành Quản trị kinh doanh là gì?
Ngành Quản trị Kinh doanh (tiếng Anh là Business Administration) là một lĩnh vực rộng lớn trong kinh tế, tập trung vào việc áp dụng hiệu quả các nguyên tắc và thực hành quản lý để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Học ngành Quản trị Kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng vững chắc về cách hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, bao gồm cả quản lý, tiếp thị, tài chính, kế toán, quản lý nhân sự, quản trị chuỗi cung ứng và nhiều hơn nữa.
Các chương trình đào tạo trong ngành này thường khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo, tư duy phân tích, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.
Ngành Quản trị Kinh doanh mở ra cơ hội nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực và ngành công nghiệp khác nhau, từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến các tập đoàn đa quốc gia.
Các vị trí công việc có thể bao gồm quản lý dự án, phân tích kinh doanh, quản lý nhân sự, giám đốc điều hành, quản lý tiếp thị và nhiều hơn nữa.
Ngành Quản trị kinh doanh có mã ngành xét tuyển đại học là 7340101
Quản trị kinh doanh gồm những chuyên ngành nào?
Quản trị kinh doanh là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều chuyên ngành khác nhau, trong đó có thể kể tới các chuyên ngành chính như:
- Quản trị chiến lược: Chuyên ngành tập trung vào việc đào tạo kiến thức về xây dựng chiến lược kinh doanh, đảm bảo sự bền vững của doanh nghiệp.
- Quản trị sản phẩm: Chuyên ngành đào tạo kiến thức về quản trị và tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp.
- Quản trị vận hành: Chuyên ngành tập trung vào việc đào tạo kiến thức quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.
- Quản trị tài chính: Chuyên ngành đào tạo kiến thức về quản lý nguồn vốn và dòng tiền của doanh nghiệp.
- Quản trị nhân sự: Chuyên ngành liên quan đến việc quản lý và phát triển các nhân viên trong doanh nghiệp.
- Quản trị dịch vụ khách hàng: Chuyên ngành tập trung vào việc quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp.
- Quản trị chuỗi cung ứng: Chuyên ngành đào tạo kiến thức về liên kết và tối ưu hóa các quy trình, hoạt động của chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Quản trị tài sản: Chuyên ngành đào tạo kiến thức về quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh cũng có thể phân thành nhiều chuyên ngành khác tùy thuộc vào các yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
Dưới đây là một số trường đại học khu vực Miền Trung nổi tiếng và uy tín trong đào tạo ngành Quản trị kinh doanh hiện nay:
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng
Địa chỉ: 71, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại tuyển sinh: 0911 223 777 – 0236 352 2345
Website: https://due.udn.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/FaceDue
Mã tuyển sinh: DDQ
Điểm trúng tuyển (2020): 25.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 26.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 25.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế,Đại học Đà Nẵng (tiếng Anh: The University of Danang – University of Economics) là trường đại học đứng đầu về đào tạo khối ngành kinh tế tại miền Trung Việt Nam, trực thuộc hệ thống Đại học Đà Nẵng, đồng thời là trung tâm nghiên cứu kinh tế học lớn nhất và đi đầu tự chủ đại học của khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
Với tiền thân là khoa Kinh tế của Đại học Đà Nẵng, tháng 10 năm 1975, Khoa Kinh tế thuộc trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng chính thức được thành lập và chiêu sinh khóa đầu tiên.
Qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã đào tạo cho đất nước hơn 50.000 cử nhân và hàng ngàn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế, được chia thành 5 giai đoạn phát triển:
Từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 12 năm 1985, trường là Khoa Kinh tế đào tạo 6 chuyên ngành: Kế hoạch hóa Kinh tế Quốc dân, Kinh tế Công nghiệp, Kinh tế Nông nghiệp, Kinh tế Thương nghiệp, Thống kê và Kế toán.
Từ tháng 12 năm 1985 đến tháng 10 năm 1988, trường trở thành Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng đã được thành lập gồm 3 Khoa: Khoa Tại chức, Khoa Thống – Kế – Tài, Khoa Công – Thương và 3 bộ môn: Bộ môn Toán Lý Hóa, Bộ môn Cơ bản và Bộ môn Khoa học Mác – Lê nin.
Từ tháng 10 năm 1988 đến tháng 10 năm 1995, trường là Phân hiệu Đại học Kinh tế sáp nhập trở về trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng có 2 khoa: Khoa Công – Thương và Khoa Kinh tế Nghiệp vụ.
Từ tháng 10 năm 1995 đến năm 2005, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh trực thuộc Đại học Đà Nẵng được thành lập theo nghị định số 32CP ngày 4-04-1994 của Chính phủ. Đến ngày 09-03-2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 1178/QĐ đổi lại tên trường thành Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Đà Nẵng.
Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 2533/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng. Từ đó, trường trở thành trường đại học tiên phong trong đổi mới theo cơ chế tự chủ đại học đầu tiên ở khu vực Miền Trung-Tây Nguyên.
Từ năm 2005 đến nay là giai đoạn đánh dấu những bước phát triển đột phá của Trường Đại học Kinh tế, đặc biệt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng với nhu cầu xã hội. Cùng với các cơ sở giáo dục đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng, từ năm học 2006-2007, Trường đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ và có những bước đột phá trong đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Từ tháng 11 năm 2014, thực hiện chủ trương tái cấu trúc cơ cấu tổ chức Trường theo Quy chế Đại học vùng, đến nay, Trường đã có 13 khoa chuyên môn, 08 phòng chức năng, 08 trung tâm, 01 thư viện, 01 bộ môn trực thuộc.
Trường Đại học Duy Tân
Địa chỉ: 254(182 số cũ) Nguyễn Văn Linh – TP Đà Nẵng
Điện thoại tuyển sinh: 02363.650403 – 02363.653561
Website: https://duytan.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/Duy.Tan.University
Mã tuyển sinh: DDT
Điểm trúng tuyển (2020): 14.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 14.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 14.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Đại học Duy Tân (tiếng Anh: Duy Tan University) là đại học tại Việt Nam, thành lập năm 1994. Đây là Đại học tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam. Năm 2019, trường được trao Huân chương Lao động hạng Nhất.
Trường hợp tác với nhiều Đại học quốc tế, có mặt trong các bảng xếp hạng đại học. Tuy nhiên, trường có nhiều bê bối như thành tích ảo trong nghiên cứu khoa học, gian lận tác giả, tuyển sinh, sử dụng người lao động và tài chính.
Đại học Duy Tân được thành lập vào ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Nhà giáo Ưu tú Lê Công Cơ là Hiệu trưởng đầu tiên.
Năm 2002, Cơ sở 254 Nguyễn Văn Linh được đưa vào vận hành. Năm 2018, Tiến sĩ Lê Nguyên Bảo tiếp nhận và trở thành Hiệu trưởng tiếp theo của Đại học Duy Tân.
Trường Đại học Nha Trang
Địa chỉ: 02 Nguyễn Đình Chiểu, Nha Trang, Khánh Hòa
Điện thoại tuyển sinh: 02583 831 149
Website: http://www.ntu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/nhatranguniversity/
Mã tuyển sinh: TSN
Điểm trúng tuyển (2020): 21.50 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 23.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 20.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Nha Trang (Nha Trang University) là một trong ba trường đại học đa ngành đứng đầu về đào tạo tại miền Trung Việt Nam, trường đã được hệ thống Đại học Quốc gia kiểm định và chứng nhận về chất lượng đào tạo của mình vào năm 2017.
Theo bảng xếp hạng của Webometrics, trường đứng thứ 30 Việt Nam (năm 2019). Tương tự vậy, trường đứng thứ 33 Việt Nam theo bảng xếp hạng của UniRank. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của Miền Trung Việt Nam.
Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là Khoa Thủy sản được thành lập ngày 01/8/1959 tại Học viện Nông lâm Hà Nội (nay là Trường Đại học Nông nghiêp ở Hà Nội).
Ngày 16/8/1966, theo quyết định số 155-CP của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Thủy sản được tách thành Trường Thủy sản.
Ngày 4/10/1976, Trường chuyển trụ sở từ Hải Phòng vào Nha Trang và được lấy tên là Trường Đại học Hải sản.
Tháng 8/1981, trường được đổi tên thành Trường Đại học Thủy sản.
Ngày 25/7/2006, theo quyết định số 172/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nha Trang.
Tính đến tháng 4/2018 toàn trường có 617 cán bộ, trong đó có 472 giảng viên, trong số đó có 21 phó giáo sư, 116 tiến sĩ, 313 thạc sĩ; ngoài ra còn có gần 100 cán bộ đang học cao học và nghiên cứu sinh trong, ngoài nước.
Trong xu thế phát triển chung, những năm qua, Trường Đại học Nha Trang đã nhanh chóng nắm bắt nhu cầu đào tạo nhân lực của xã hội, từ đó có những bước đi phù hợp. Từ một trường Đại học chuyên ngành thủy sản với số lượng vài ngàn sinh viên, đến nay trường đã trở thành trường Đại học đa ngành, đào tạo khoảng 69.000 kỹ sư và cử nhân, hơn 3.600 thạc sĩ và hơn 100 tiến sĩ.
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế
Địa chỉ: 100 Phùng Hưng – TP Huế
Điện thoại tuyển sinh: 0234 3691 333
Website: http://hce.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/dhkinhte.hue/
Mã tuyển sinh: DHK
Điểm trúng tuyển (2020): 20.0 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 22.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 20.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế (tiếng Anh: University of Economics – Hue University) là trường đại học đào tạo khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh tại miền Trung Việt Nam, trực thuộc Đại học Huế, được xếp vào nhóm đại học trọng điểm của quốc gia Việt Nam. Trường được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế. Trường được thành lập theo Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 27/9/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế, Đại học Huế.
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên thuộc Đại học Huế.
Những mốc lịch sử quan trọng:
– 1969-1983: Khoa Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp II Hà Bắc.
– 1984-1995: Khoa Kinh tế, Đại học Nông nghiệp II Huế.
– 1995-2002: Khoa Kinh tế, Đại học Huế.
– 9/2002: Trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Huế.
Trong 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ về lĩnh vực kinh tế và quản lý đạt chuẩn quốc gia; một số ngành đào tạo trọng điểm đạt chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và cả nước, Trường Đại học Kinh tế luôn coi trọng vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động. Vị thế và uy tín của Nhà trường đang được nâng cao.
Năm 2017, Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên là 208 người, trong đó 14 là GS, PGS; 33 Tiến sĩ, 118 Thạc sĩ và 43 trình độ cử nhân. Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm hơn 79%, hiện còn một số đang học NCS trong và ngoài nước, đây là một lực lượng bổ sung đáng kể cho trường.
Trong lĩnh vực đào tạo đại học, Trường Đại học Kinh tế đã có những bước phát triển nhanh, vững chắc. Năm 2002 khi mới thành lập Trường chỉ có 5 chuyên ngành đào tạo đại học, đến nay đã có 17 chuyên ngành với số lượng tuyển sinh hàng năm khoảng 2.500 sinh viên. Phạm vi tuyển sinh của trường cũng được mở rộng khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Mỗi năm có khoảng 1.500 sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp. Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên có việc làm một năm sau khi tốt nghiệp khoảng 75%. Bên cạnh đó, Trường Đại học Kinh tế đang đào tạo 5 chuyên ngành thạc sĩ: Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế và Tài chính – Ngân hàng; và 3 chuyên ngành tiến sĩ: Kinh tế nông nghiệp, Quản trị kinh doanh và Kinh tế Chính trị trong đó chuyên ngành tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo theo đề án 911. Trong những năm qua, số lượng sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Nhà trường ngày càng tăng. Hiện nay, mỗi năm Trường tuyển khoảng 300 học viên cao học và 15 nghiên cứu sinh.
Trường có quan hệ công tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Trong đó, các mạng lưới quốc tế như Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE) và Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong (SUMERNET) có nhiều cán bộ giảng viên của trường là thành viên.
Lĩnh vực hợp tác
– Trao đổi giáo viên và sinh viên;
– Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế;
– Liên kết đào tạo đại học và sau đại học;
– Các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học.
Trường Đại học Hà Tĩnh
Địa chỉ: Xã Cẩm Vịnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh
Điện thoại tuyển sinh: 084 02393 565 565 – 0941332 333 – 0963 300 555
Website: http://www.htu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/TruongDaiHocHaTinh
Mã tuyển sinh: HHT
Điểm trúng tuyển (2020): 14.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 15.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Hà Tĩnh (tên giao dịch quốc tế là Ha Tinh University) là một trường đại học địa phương, một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Năm 2023, bắt đầu xây dựng đề án chuyển đổi cơ chế hoạt động Trường Đại học Hà Tĩnh trở thành trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trường được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 19 tháng 3 năm 2007, trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Trường có 9 khoa và bộ môn trực thuộc và 16 phòng, ban, trung tâm, có tổng số 360 cán bộ, trong đó có 250 giảng viên, 90% có trình độ thạc sĩ, tiến sỹ, PGS, GS, tâm huyết, giàu kinh nghiệm và bề dày sư phạm được đào tạo tại Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và nhiều nước khác trên thế giới.
Trường Đại học Khánh Hòa
Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Chánh, phường Lộc Thọ, Tp. Nha Trang
Điện thoại tuyển sinh: 0258 352 5840 – 0832 398 806
Website: http://ukh.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/khanhhoaedu
Mã tuyển sinh: UKH
Điểm trúng tuyển (2020): 17.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 15.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 16.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Khánh Hòa (University of Khanh Hoa) là một trường đại học thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc ủy ban nhân dân Tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 3 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định Số 1234/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Khánh Hòa trên cơ sở sáp nhập 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Đội ngũ giáo viên của trường hiện tại có hơn 170 giảng viên. Trong số hơn 120 giảng viên có 10 tiến sĩ, 7 nghiên cứu sinh, 65 thạc sĩ.
Cơ sở vật chất nhà trường hiện bao gồm toàn bộ các khu nhà học, nhà làm việc, nhà thí nghiệm thực hành của 2 Cao đẳng tiền thân. Ký túc xá có gần 1000 chỗ ở. Thư viện được đầu tư trên 15.000 đầu sách, phòng tư liệu chuyên môn riêng của ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp có trên 3000 đầu sách. Theo đề án của UBND tỉnh Khánh Hòa, trường sẽ được đầu tư xây dựng cơ sở chính mới tại thôn Vân Đăng, xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Địa chỉ: 51 đường Lý Tự Trọng, Hà Huy Tập, TP. Vinh, Nghệ An
Điện thoại tuyển sinh: 0238 8692 096
Website: http://dhktna.edu.vn/ – http://naue.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/SV.DaiHoc.Kinhte.NgheAn
Mã tuyển sinh: CEA
Điểm trúng tuyển (2020): 14.10 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 14.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 13.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là một trường đại học kinh tế và công nghệ, được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Nghệ An, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An. Trường có quyết định thành lập số 205/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế Nghệ An là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chính về kinh tế; kế toán; tài chính ngân hàng; thương mại cho các tỉnh khu vực Bắc miền Trung và nước bạn Lào.
Trường Đại học Đà Lạt
Địa chỉ: 01 Phù Đổng Thiên Vương, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Điện thoại tuyển sinh: 0263 3825 091
Website: http://dlu.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/DalatUni
Mã tuyển sinh:TDL
Điểm trúng tuyển (2020): 17.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 17.50 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 18.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Đà Lạt (Dalat University) là một trường đại học công lập tại Việt Nam, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, và Kinh tế; Là trung tâm nghiên cứu khoa học – chuyển giao công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.
Với tiền thân là Viện Đại học Đà Lạt, Đại học Đà Lạt có thế mạnh đào tạo nhóm ngành luật học,công nghệ, sinh học, nông nghiệp và du lịch. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn của Miền Trung Việt Nam.
Trường có khuôn viên nằm trên một đồi thông, phong cảnh được đánh giá thuộc nhóm đẹp nhất Đông Nam Á.
hành lập vào tháng 10 năm 1976, và tuyển sinh từ năm học 1977-1978, Trường Đại học Đà Lạt là một trường đại học tổng hợp với mục tiêu đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển kinh tế xã hội cho các tỉnh miền Trung và Nam Tây Nguyên và cho cả nước.
Kế thừa cơ sở vật chất, truyền thống và uy tín giáo dục từ Viện Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Đà Lạt đầu tư cho mục tiêu phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các chuyên ngành, cũng như thiết lập quan hệ với các đơn vị giáo dục đào tạo tại các nước Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Úc, Mỹ.
Hiện nay, Trường Đại học Đà Lạt là “một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, có quy mô đại học vùng với chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy hàng năm khoảng hơn 3000 sinh viên, tổ chức đào tạo 32 ngành học ở nhiều bậc học (Tiến sĩ, Thạc sĩ; đại học; cao đẳng; trung học chuyên nghiệp)”.
Kể từ mùa tuyển sinh 2012 trường Đại học Đà Lạt sẽ chính thức tuyển sinh ngành Kỹ thuật Hạt nhân. Trường đã được nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ trở thành một trong 5 trường đại học tại Việt Nam giữ trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực phóng xạ, hạt nhân cho đất nước.
Trường Đại học Tây Nguyên
Địa chỉ: 567 Lê Duẩn, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Điện thoại tuyển sinh: (0262)3825185
Website: https://www.ttn.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/dhtn567
Mã tuyển sinh: TTN
Điểm trúng tuyển (2020): 16.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2021): 21.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2022): 16.00 điểm
Điểm trúng tuyển (2023):
Trường Đại học Tây Nguyên (Tay Nguyen University) là một trong những trường đại học công lập đa ngành tại miền Trung Việt Nam. Trường được đề cử vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học lớn của vùng Tây Nguyên. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập theo Quyết định số 298/CP ngày 11/11/1977 của Hội đồng Chính phủ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn vùng Tây Nguyên. Từ xuất phát điểm chỉ có 6 chuyên ngành đào tạo của 4 khoa: Sư phạm, Y dược, Nông lâm và Lâm nghiệp. Đến nay, Trường đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học,chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và các nước Lào, Campuchia.