Top 6 Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần nắm rõ

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong.

Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Nắng nóng 41 độ, cảnh báo 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ

Ảnh minh họa.

Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải nhận thức được những dấu hiệu đột quỵ là gì, để tìm ra phương pháp cấp cứu kịp thời:

1

Rối loạn nói hoặc khó khăn hiểu ngôn ngữ

Người bị đột quỵ có thể có tình trạng lú lẫn, nói ngọng, hoặc nói khó hiểu.

2

Tê bì hoặc liệt mặt, tay hoặc chân

Người bị đột quỵ có thể đột ngột xuất hiện tê bì, yếu hoặc liệt mặt, tay hoặc chân thường xuất hiện một bên. Biểu hiện liệt mặt thể hiện qua các dấu hiệu như mắt nhắm không kín một bên, một bên má chảy xệ xuống, nhân trung bị lệch, uống nước bị chảy ra ngoài, hay khi liệt tay người bệnh có thể bị rơi đồ vật khi đang cầm nắm (đũa, thìa,…) hay sẽ bị rơi xuống trước khi được yêu cầu nâng giữ hai tay lên trên trong cùng một khoảng thời gian.

5 dấu hiệu đột quỵ sớm không nên chủ quan - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

3

Rối loạn về thị lực ở một hoặc cả hai bên

Người bị đột quỵ có thể có nhìn mờ hay nhìn đôi ở cả một hoặc hai bên mắt.

5 dấu hiệu đột quỵ sớm không nên chủ quan - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

4

Đau đầu

Người bệnh có thể xuất hiện đột ngột đau đầu dữ dội, có thể kết hợp với buồn nôn, nôn, chóng mặt, hoặc thay đổi ý thức (lơ mơ, kích thích…). Đau nhức đầu dữ dội là triệu chứng rõ ràng nhất, xuất hiện sớm nhất của chứng đột quỵ.

Trong cơn đột quỵ, máu lưu thông đến não hoặc bị chặn hoặc bị ngắt lại do một sự gián đoạn trong mạch máu. Điều này có thể gây rách hoặc hủy hoại mạch máu, dẫn đến một cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu đột ngột.

5 dấu hiệu đột quỵ sớm không nên chủ quan - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

5

Rối loạn thăng bằng

Người bị đột quỵ có thể đột ngột xuất hiện chóng mặt, rối loạn sự phối hợp và giữ thăng bằng.

rối loạn thăng bằng, tin tức Sức Khỏe Mới Nhất Tìm hiểu rối loạn thăng ...

Ảnh minh họa.

 

6

Huyết áp tăng cao

Huyết áp tăng cao có thể hủy hoại các dây thần kinh não hoặc làm yếu các mạch máu, làm rách hoặc vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, huyết áp cao là nguyên nhân hình thành cục máu đông trong dòng lưu thông máu và đưa chúng đến não bộ, kết quả cũng gây ra đột quỵ.

Huyết áp cao là bao nhiêu và các biến chứng có thể gặp phải | Medlatec

Ảnh minh họa.

Khi có dấu hiệu đột quỵ – phải đến ngay cơ sở Y tế

Bạn cần phải đến cơ sở y tế ngay lập tức, tốt nhất là đến được các bệnh viện có Đơn vị đột quỵ hoặc Trung tâm đột quỵ, nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng dưới đây. Chú ý rằng, vẫn phải đi ngay cả khi các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện rồi tự cải thiện một cách nhanh chóng. Hãy ghi nhớ “FAST” để phát hiện nhanh nhất các biểu hiện đột quỵ.

  • F. face (Mặt): Yêu cầu người bệnh cười. Xem một bên mặt có bị xệ xuống không?
  • A. arms (Chi): Yêu cầu người bệnh nâng hai tay lên. Quan sát xem một bên có rơi xuống không? Hoặc một bên tay có thể tự nâng lên không?
  • S. speech (Lời nói): Yêu cầu người bệnh nhắc lại một hoặc hai câu đơn giản. Lưu ý người bệnh có thể nhắc lại được không? Có hiểu những gì mình nói không? Hoặc có gì bất thường trong phát âm (ngọng, líu,..) không?
  • T. time (Thời gian): Cần phải lưu ý và ghi lại thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng, rất quan trọng trong việc quyết định các phương pháp điều trị người bệnh.

Sơ cấp cứu người bệnh đột quỵ tại nhà như thế nào?

Điều đầu tiên cần làm là Gọi ngay hỗ trợ của nhân viên y tế. “Thời gian là não”. Do đó, không được chờ đợi, theo dõi xem triệu chứng có phục hồi được hay không. Điều trị sớm là vô cùng quan trọng để kết quả điều trị tốt, giúp người bệnh có thể hồi phục thậm chí không để lại bất kỳ di chứng nào.

Trong thời gian chờ sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, bạn cần giữ bình tĩnh theo dõi sát người bệnh.

Người bị đột quỵ có thể mất thăng bằng dẫn đến bị ngã hoặc bị bất tỉnh. Bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Cần phải chắc chắn đã gọi sự hỗ trợ từ nhân viên y tế, ghi lại thời gian khởi phát dấu hiệu đột quỵ.
  • Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh, hợp tác tốt, không nôn, cần phải đảm bảo an toàn cho họ, để người bệnh ở tư thế thoải mái (Tư thế được ưu tiên là tư thế Fowler hoặc bán Fowler theo hình ở dưới), nới bớt quần áo và trấn an, động viên người bệnh tránh lo lắng sợ hãi. Hãy nói chuyện thường xuyên để người bệnh luôn ở trạng thái thức tỉnh, không để cho người bệnh ngủ.

triệu chứng đột quỵ

Tư thế Fowler cấp cứu người bị đột quỵ

  • Trong trường hợp người bệnh nôn nhiều, hoặc có rối loạn ý thức (Lú lẫn, lơ mơ,..) cần hỗ trợ người bệnh ở tư thế nằm nghiêng an toàn (Theo hình ở dưới)

triệu chứng đột quỵ

Sơ cấp cứu người bị đột quỵ

  • Nếu người bệnh giảm ý thức hoặc hôn mê cần phải kiểm tra nhịp thở và mạch. Nếu không còn thở, bạn cần tiến hành các bước hồi sinh tim phổi ngay lập tức (Kỹ năng này bạn cần được đào tạo và thực hành để đảm bảo thực hiện đúng, và hiệu quả).

sơ cứu đột quỵ

Sơ cứu đột quỵ trong thời gian vàng đem lại tiên lượng sống cao cho người bệnh

  • Hãy nói chuyện, trấn an và động viên người bệnh.
  • Phủ chăn giữ ấm cho người bệnh.
  • Tuyết đối không được cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì ngay cả thuốc, đặc biệt thuốc hạ áp hay những thuốc chống đột quỵ theo kinh nghiệm dân gian hoặc truyền miệng.
  • Tuyệt đối không được cấp cứu đột quỵ theo các kinh nghiệm tự có, tự học trên mạng xã hội như cạo gió, uống thuốc phòng chống đột quỵ, hay chích máu mười đầu ngón tay …
  • Nếu người bệnh có liệt chi cần lưu ý tránh di chuyển hay tỳ đè lên chi liệt.
  • Khi xe cấp cứu đến, hãy thực hiện tiếp theo hướng dẫn của nhân viên y tế để có thể hỗ trợ cho người bệnh một cách tối đa.

Phát hiện sớm nguy cơ đột quỵ ở người trẻ, khỏe mạnh bình thường để phòng ngừa đột quỵ là tối ưu nhất. Do đó, bất kỳ ai cũng nên tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ để có biện pháp ứng phó.

Làm thế nào để phòng chống đột quỵ?

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân gây bệnh đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Nắng nóng 41 độ, cảnh báo 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ

Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc: Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh

Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường

Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành…

Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

Nắng nóng 41 độ, cảnh báo 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ

Giữ ấm cơ thể: Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.

 

Bài viết liên quan